Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Vươn lên thoát nghèo nhờ "đánh thức" nghề truyền thống

Anh Minh

Thứ bảy, 11/05/2024 - 07:32

(Thanh tra) - Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, ngành Lao động - Thương binh & Xã hội Đắk Lắk đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hiệu quả để hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo vươn lên làm kinh tế nhằm cải thiện thu nhập cho người dân, giúp nhân dân ổn định cuộc sống, từng bước vươn lên giảm nghèo bền vững.

Theo học nghề dệt thổ cẩm, chị Bhưr Niê (dân tộc Êđê) ở buôn Phơng, xã Ea Tul, huyện Cư M’gar (Đắk Lắk) đã có nguồn thu nhập ổn định. Ảnh: AM

Theo học nghề dệt thổ cẩm, chị Bhưr Niê (dân tộc Êđê) ở buôn Phơng, xã Ea Tul, huyện Cư M’gar (Đắk Lắk) đã có nguồn thu nhập ổn định, chị còn “truyền lửa” và chia sẻ kinh nghiệm cho mọi người để nâng cao chất lượng cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

Chị Bhưr cho biết, những năm trước, cuộc sống của gia đình gồm 4 người vô cùng khó khăn, kinh tế eo hẹp, thu nhập chủ yếu từ việc làm thuê. Qua tham gia và sinh hoạt tại Chi hội Phụ nữ, chị được giới thiệu theo học lớp dạy nghề dệt thổ cẩm cho lao động nông thôn do địa phương tổ chức.

Trong thời gian 3 tháng học nghề, chị Bhưr được trang bị kiến thức cơ bản về nghề dệt thổ cẩm, nguyên liệu, dụng cụ, các màu sắc và hoa văn đặc trưng, thực hành dệt những sản phẩm dễ tiêu thụ như khăn choàng cổ, dệt vải khổ rộng, áo nam, áo nữ, váy phụ nữ, túi đeo vai truyền thống, bao đựng điện thoại di động, ví nữ…

“Dệt thêu thổ cẩm là nghề truyền thống, tôi được cha mẹ truyền dạy từ nhỏ nhưng chỉ dệt váy áo đơn giản để mọi người trong gia đình sử dụng. Nay qua đào tạo nghề, tôi được học thêm những kỹ thuật phối màu, pha vải, cách tiếp thị sản phẩm tới tay khách du lịch, từ đó làm ra những sản phẩm thêu thổ cẩm truyền thống đa dạng, đẹp hơn, thời trang hơn” - chị Bhưr chia sẻ.

Chị Bhưr Niê (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) đang dệt tấm chăn thổ cẩm. Ảnh: AM

Khi tay nghề đã thuần thục, với mong muốn tạo ra nguồn thu nhập từ chính nghề được đào tạo, năm 2018, chị Hbưr cùng các lao động nữ có nghề dệt ở xã Ea Tul đã mạnh dạn thành lập Tổ hợp tác Liên kết sản phẩm thổ cẩm xã Ea Tul; chuyên sản xuất các sản phẩm thêu, dệt truyền thống của đồng bào dân tộc Êđê như: Áo váy nam, nữ, túi xách, ví, khăn…

Tham gia tổ hợp tác, các thành viên đã chia sẻ kinh nghiệm, cho ra sản phẩm đẹp, chất lượng, phù hợp với nhu cầu thị trường. Cùng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, tổ hợp tác đã kết nối và quảng bá sản phẩm ở các điểm du lịch, cơ sở kinh doanh trong và ngoài địa phương.

Để sản phẩm dệt thủ công ngày càng thu hút khách hàng, chị Hbưr liên tục sáng tạo các đường nét hoa văn độc trên mỗi sản phẩm. Ví như những nét hoa văn trang trí ở đường viền chân váy, cổ áo, tay áo… có dạng hình thoi, hình tam giác kết nối vào nhau, hay được mô phỏng hình ảnh của hoa lá, cỏ cây, muôn loài. Tuy nhiên, chị Bhưr cho biết, dù cải tiến, thay đổi thế nào thì nền màu đen và họa tiết màu đỏ, vàng ở mỗi bộ trang phục vẫn là chủ đạo vì đó là bản sắc văn hóa dân tộc Êđê. Hiện mỗi tháng chị Hbưr làm ra 15-20 sản phẩm, có giá bán từ 200.000 - 1,4 triệu đồng/sản phẩm.

Chị Bhưr Niê “truyền lửa” và chia sẻ kinh nghiệm cho mọi người để vươn lên thoát nghèo. Ảnh: AM

Nhờ chủ động tích cực tìm kiếm đầu mối tiêu thụ sản phẩm và không ngừng cải tiến mẫu mã, nghề dệt của chị Hbưr đã tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng, giúp chị cải thiện thu nhập và duy trì bảo tồn được nghề dệt thổ cẩm mang đậm bản sắc truyền thống văn hóa dân tộc mình.

Giờ đây, mỗi tháng, ngoài công việc làm thuê thời vụ, chị Hbưr đã có thu nhập ổn định 3-5 triệu đồng từ nghề dệt nhờ tranh thủ dệt vào buổi tối, hoặc những lúc nông nhàn, với khoản tiền này giúp chị Hbưr trang trải chi phí sinh hoạt và chăm lo đủ đầy hơn cho các con.

"Điều đáng mừng là sau gần 6 năm tham gia tổ hợp tác, tôi và 5 thành viên trước thuộc hộ nghèo nay đã vươn lên thoát nghèo, dần ổn định kinh tế. Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Êđê ở xã Ea Tul nhờ đó được duy trì, phát triển", chị Hbưr phấn khởi chia sẻ.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Điện Biên thực hiện đầy đủ, kịp thời, chu đáo các chính sách đối với người có công

Điện Biên thực hiện đầy đủ, kịp thời, chu đáo các chính sách đối với người có công

(Thanh tra) - Thời gian qua, các chế độ, chính sách đối với người có công, thân nhân người có công với cách mạng tại Điện Biên được chi trả kịp thời, đúng đối tượng; đời sống người có công, thân nhân người có công với cách mạng không ngừng được quan tâm hỗ trợ.

Trần Trung

17:51 22/11/2024
Nghệ An mở đợt cao điểm kiểm tra trên biển xử lý tàu cá "3 không"

Nghệ An mở đợt cao điểm kiểm tra trên biển xử lý tàu cá "3 không"

(Thanh tra) - Tỉnh Nghệ An vừa có văn bản chỉ đạo các ban, ngành chức năng mở đợt cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển, xử lý tàu cá “3 không”, tàu cá không đủ điều kiện tham gia hoạt động khai thác thủy sản trái phép, tàu cá đã xóa đăng ký nhưng vẫn còn hoạt động...

Văn Thanh

12:44 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm