Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

TP Hồ Chí Minh: Thông xe cầu Thủ Thiêm 2 sau 7 năm thi công

Tiên Phong

Thứ năm, 28/04/2022 - 13:00

(Thanh tra) - Sáng 28/4, cầu Thủ Thiêm 2 bắc qua sông Sài Gòn với chiều dài hơn 1,4km chính thức được thông xe sau 7 năm thi công. Đây là công trình biểu tượng có hình cổng chào nghiêng từ trung tâm TP Hồ Chí Minh qua khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Cầu Thủ Thiêm 2 đã thông xe sau 7 năm thi công. Ảnh: Tiên Phong

Cầu Thủ Thiêm 2 nối liền quận 1 qua TP Thủ Đức được khởi công năm 2015, với tổng vốn đầu tư hơn 3.100 tỷ đồng. Công trình có chiều dài hơn 1,4km, phần cầu dài 886m với 6 làn xe.

Công trình cầu Thủ Thiêm 2 có kiến trúc cầu rồng, với hình dáng cong về phía sau của tháp cầu và hình uốn lượn nhìn từ mặt bên của cầu. Kiến trúc này đem lại cho cầu tính thẩm mỹ độc đáo và tạo điểm nhấn kiến trúc trên sông Sài Gòn.

Trụ tháp được lắp hệ thống 56 dây văng theo hướng nghiêng về TP Thủ Đức. Tháp cầu nghiêng về phía Thủ Thiêm được xem như là một biểu tượng cổng chào mừng du khách tới với khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Cầu Thủ Thiêm 2 có nhánh chính nối thẳng xuống đường Tôn Đức Thắng (quận 1) dài 437m, gồm 4 làn xe vượt qua nút giao Nguyễn Hữu Cảnh - Lê Thánh Tôn và kết nối nút giao Lê Duẩn - Tôn Đức Thắng.

Cầu Thủ Thiêm 2 sau khi được đưa vào hoạt động sẽ góp phần giải tỏa áp lực giao thông khu vực trung tâm, giảm ùn tắc khu vực đường Tôn Đức Thắng, Nguyễn Hữu Cảnh, cầu Sài Gòn và hầm Thủ Thiêm.

Sau khi thông xe, phía quận 1 xe đi từ đường Lê Duẩn thẳng hướng Tôn Đức Thắng để lên cầu Thủ Thiêm 2. Hướng từ đường Đồng Khởi, xe theo đường Tôn Đức Thắng rẽ qua Võ Văn Kiệt, di chuyển dưới dạ cầu Khánh Hội để quay đầu về Tôn Đức Thắng, sau đó theo nhánh N2 lên cầu Thủ Thiêm 2.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức Net Zero vào năm 2050

Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức Net Zero vào năm 2050

(Thanh tra) - Việt Nam được Liên hiệp quốc coi là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.

T.Thanh

13:44 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm