Theo dõi Báo Thanh tra trên
Q. Thân - N. Phó
Thứ sáu, 31/12/2021 - 15:27
(Thanh tra)- Nói đến các khu cách ly Covid-19, nhiều người thường liên tưởng đến chuyện dịch dã phức tạp, nặng nề, gò bó sinh hoạt. Thế nhưng, ít ai biết rằng trong từng khu cách ly đó là biết bao câu chuyện cảm động về tình người, về sự hy sinh cao đẹp, nhất là của những người lính bộ đội Cụ Hồ.
Lực lượng chức năng ân cần hỏi han, chăm sóc sức khỏe và tinh thần cho người cách ly. Ảnh: T.P
Chuyện trong khu cách ly
Những ngày cuối năm 2021, chúng tôi có dịp trò chuyện cùng Đại tá Lê Văn Quyển, Phó Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự (BCHQS) tỉnh Quảng Nam. Giữa bộn bề công việc phải tất bật lo toan, những câu chuyện mà ông dành thời gian kể lại khiến người nghe hiểu thêm về cuộc sống, đặc biệt là hình dung trọn vẹn hơn về những người lính trong công cuộc phòng, chống dịch bệnh Covid-19 nóng bỏng hiện nay.
Cùng với đội ngũ y tế, công an, thanh niên… quân đội là lực lượng tiên phong trong chiến dịch phòng, chống Covid-19 trên mọi nơi, mọi nẻo đường và mọi lúc.
Theo Đại tá Lê Văn Quyển, hai năm 2020, 2021 vừa qua là thời gian mà lực lượng quân sự Quảng Nam gánh nhiệm vụ quan trọng, nặng nề; nhất là sát cánh với các ngành và địa phương trong công cuộc phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Những người lính quân hàm xanh không chỉ xông pha nơi nắng bụi mưa dầm tham gia vào lực lượng chốt chặn, kiểm soát phòng, chống dịch 24/24 giờ/ngày; mà còn làm tròn nhiệm vụ tiếp tế hậu cần, “anh nuôi" tại các khu cách ly; đáp ứng nhu cầu ẩm thực của nhiều lứa tuổi, nhiều thói quen…
Nhớ một đợt vừa qua, Đại tá Quyển dẫn theo khoảng 3 tiểu đội tiến về khu cách ly Trường Cảnh sát nhân dân 5 (huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) để cùng với lực lượng công an, y tế, dân quân đón hơn 300 công dân từ Nhật Bản về nước.
Vào các khu cách ly mới thấy hết vai trò, trách nhiệm và cả niềm tự hào của những người lính đang tận tuỵ đêm ngày. Họ không chỉ là lực lượng đảm bảo an ninh, an toàn phòng, chống dịch mà còn bận rộn trăm bề vào vai đi chợ, chế biến, nấu ăn cho số lượng người nhiều nên người lính luôn nhễ nhại mồ hôi; dù thời tiết có mưa rét.
Để chăm lo bữa ăn, giấc ngủ cho hàng trăm người đang thực hiện cách ly, lực lượng quân đội thức giấc rồi bắt tay vào công việc từ 3 giờ sáng. Người đi chợ, người nổi lửa, anh nhặt rau, chặt xương giò, làm nước chấm... rất nhịp nhàng. Để rồi, khi tiếng gà gáy sáng báo hiệu ngày mới bắt đầu, tiếng kẻng báo hiệu vang lên thì phở, bún, cơm ngon, canh ngọt… cũng đủ đầy cùng lúc cho hơn 300 người.
Phó Tham mưu trưởng BCHQS tỉnh Quảng Nam cho biết, không chỉ đơn thuần là bữa ăn, người lính còn trở thành người bạn, người anh, em cùng sẻ chia buồn vui, trăn trở với người cách ly. Những câu chuyện chân thành, chân thật động viên hoàn cảnh; dần biến những người xa lạ hóa thân quen, bịn rịn, quyến luyến nhất là vào thời điểm sắp kết thúc cách ly.
Đó là những khoảnh khắc, hình ảnh nhiều cô cậu bé nhỏ chạy theo níu chân các chú, các bác bộ đội, hay xúc động nghẹn ngào trước những lá thư tay viết vội của các công dân trao gửi lại thay lời cảm ơn sâu sắc. Hoặc là những đứa trẻ chào đời trong khu cách ly, được cha mẹ đặt tên con là Quảng Nam đầy ý nghĩa.
Những đêm đẫm mồ hôi
Cũng trong khu cách ly ấy, Thiếu tá Phan Bá Anh, cán bộ BCHQS Quảng Nam đã có những kỷ niệm không bao giờ quên.
Đêm ấy, anh cùng đồng đội tham gia điều hành một khu cách ly thì gặp một trường hợp có tiền sử bệnh tâm thần. Ngay đêm đầu tiên đến khu cách ly, anh này đã la hét và đòi tự tử.
Sự việc phát sinh ngoài ý muốn khiến trật tự nháo nhào. Khi chưa kịp khuyên giải thì anh ta đã vùng vằng leo lên tòa nhà 5 tầng đòi nhảy xuống đất. Ban Chỉ huy khu cách ly bàn bạc khẩn đề ra nhiệm vụ tiên quyết là không để xảy ra sự cố dễ gây hậu quả đau lòng.
Theo lời Thiếu tá Anh, khi đó trời tối om, chiến sỹ trực chiến đang ăn bữa tối thì hay tin dữ. Bỏ bữa cơm dang dở, Thiếu tá Anh cùng đồng đội khoác đồ bảo hộ rồi chạy đến hiện trường nắm tình hình…
“Anh này vốn bị bệnh về thần kinh nên sợ hãi việc cách ly. Chúng tôi nắm được thông tin này nên từ từ vận động, khuyên giải. Song song với đó, cũng cấp báo sự việc lên cấp trên, thông báo y tế và công an túc trực đề phòng trường hợp xấu nhất. Sau cùng, mình vận động suốt mấy giờ liền mới đưa được anh này xuống tầng trệt an toàn” - Thiếu tá Anh tâm sự.
Chuyện giờ kể lại thì nghe quá đơn giản nhưng trong thời điểm đó thì chẳng khác nào “ngàn cân treo sợi tóc”. Cả khu cách ly hàng trăm người khi đó đều nín thở nghe lời tâm sự giữa Thiếu tá Anh và người kia. Đó là câu chuyện thân quen từ tình cảm quê hương, gia đình, bạn bè, cả chuyện cách ly… được dẫn giải chân thành; để anh dần hiểu, không còn nỗi sợ cách ly và tuân thủ quy trình thực hiện cách ly.
Khi người có ý định tự tử bước chân khỏi hàng lang là lúc cả khu cách ly thở phào vỡ òa niềm vui và dành những tràng pháo tay vang dồn cho người lính. Lúc ấy, Thiếu tá Anh thì mới sực nhớ tới bữa cơm tối dang dở, bụng đói cồn cào, mình đầy mồ hôi; nhưng lòng cảm thấy vui rộn ràng...
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ năm 2021 đến nay, tại tỉnh Điện Biên đã triển khai làm mới và sửa chữa gần 9.000 căn nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách, người có công. Từ các chương trình hỗ trợ làm nhà cho người nghèo, năm 2023 và 2024, toàn tỉnh có hơn 1.000 hộ nghèo đăng ký thoát nghèo.
Trần Kiên
19:14 22/12/2024(Thanh tra) - Vừa qua, tại Lào Cai, người dân thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên) và thôn Nậm Tông (xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà) đã chính thức được nhận bàn giao nhà tái định cư sau gần 3 tháng chờ đợi.
TC
18:34 22/12/2024Thu Huyền
12:30 22/12/2024Thu Huyền
12:11 22/12/2024Bảo Trân
09:31 22/12/2024TC
TC
Dạ Quang
Ngọc Giàu
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Nhóm PV
Trần Kiên
Đông Hà
Thanh Giang
Kim Thành
Đông Hà