Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tín hiệu tích cực từ “Mô hình chuyển gửi”

Thứ sáu, 13/12/2019 - 10:26

Hà Nội là địa phương đầu tiên triển khai thí điểm mô hình “Hỗ trợ tư vấn pháp lý và xã hội, chuyển gửi đối với người tham gia cai nghiện ma tuý" (Mô hình chuyển gửi), dù còn nhiều khó khăn, nhưng đã có những tín hiệu tích cực từ sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng.

Những khó khăn vẫn còn đó

Việc chuyển gửi còn gặp nhiều khó khăn do công tác tuyên truyền chưa thực sự hiệu quả, người dân chưa hiểu rõ về các tác dụng tích cực của Mô hình đối với công tác phòng, chống ma túy nói chung, công tác điều trị cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nói riêng. Bên cạnh đó, tâm lý của người nghiện ma túy và gia đình còn rất dè dặt khi được Công an và  Điều phối viên tiếp cận, tư vấn và vận động tham gia Mô hình.

Năng lực của các Điều phối viên là chưa đồng đều, dù được tập huấn kỹ càng nhưng vẫn có sự chênh lệch về kiến thức, kỹ năng; trong quá trình thực hiện, còn thiếu tự tin, ảnh hưởng tới tiến độ chung và các chỉ tiêu khác.

Cơ sở vật chất phục vụ cho Điều phối viên của Mô hình còn quá thiếu thốn: thiếu bàn ghế, tủ đựng hồ sơ riêng để đảm bảo tính an toàn, bảo mật.

Bên cạnh đó, do đầu mối liên hệ chưa rõ ràng nên sự phối hợp của các cơ sở cung cấp dịch vụ chưa sâu, chưa xây dựng được mối liên kết chuyển gửi- tiếp nhận- giám sát và phản hồi thông tin giữa các bên thực hiện.

Những tín hiệu tích cực

Hà Nội là địa phương đầu tiên trên cả nước triển khai thí điểm mô hình, trong đó, hai quận Long Biên và Nam Từ Liêm với 6 điểm phường (Ngọc Lâm, Ngọc Thuỵ, Bồ Đề, Cầu Diễn, Mỹ Đình 1 và Xuân Phương) chính là những địa điểm đầu tiên được lựa chọn để triển khai từ tháng 4/2019.

Trong mô hình này, các thành phần gồm: công an phường, các bộ phận trung gian là Điều phối viên, Tư vấn viên và các cơ sở cung cấp dịch vụ. Công an phường chính là lực lượng đóng vai trò kết nối, chuyển gửi người sử dụng ma túy đến với các cơ sở tư vấn và hỗ trợ điều trị tự nguyện tại cộng đồng và các dịch vụ y tế, xã hội và pháp lý liên quan.

Theo báo cáo sơ bộ, đến hết tháng 8/2019, đã có 84 người nghiện ma túy được tiếp cận, tư vấn và chuyển gửi (đạt 56% kế hoạch), trong đó quận Long Biên thực hiện được 58/75 chỉ tiêu, đạt 77,3%, quận Nam Từ Liêm thực hiện 26/75 chỉ tiêu, đạt 34,6%.

Các dịch vụ mà Mô hình chuyển gửi mang đến cho người nghiện ma tuý là: Tư vấn, sàng lọc và can thiệp ngắn; tư vấn chuyển gửi đến dịch vụ xét nghiệm HIV, điều trị dự phòng HIV; chuyển gửi đến các cơ sở điều trị Methadone; chuyển gửi đến dịch vụ điều trị cai nghiện ma tuý; hỗ trợ về hành chính, hỗ trợ pháp lý; chuyển gửi tới dịch vụ hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm; chuyển gửi điều trị sức khoẻ tâm thần và các hoạt động tư vấn, chuyển gửi khác theo mô hình.

Đây là những dịch vụ rất thiết thực đối với người nghiện ma tuý, giúp cho họ tiếp cận được nhanh nhất, hiệu quả nhất, kịp thời đáp ứng nhu cầu, mong muốn được tham gia điều trị, cai nghiện, hỗ trợ phòng chống tái nghiện.

Công an các phường, ngoài áp dụng những biện pháp nghiệp vụ khi phát hiện người nghiện ma túy, người sử dụng ma túy, cũng đã chuyển gửi tới Điều phối viên để tư vấn, đánh giá, sàng lọc ban đầu.

Theo đánh giá, ở cấp quận đã bước đầu thiết lập cơ chế với các đơn vị cung cấp dịch vụ chuyển gửi như: cơ chế phối hợp chuyển gửi người nghiện ma túy tới Trung tâm Y tế Quận để được tư vấn, khám bệnh ban đầu, cung cấp dịch vụ xét nghiệm HIV, lao, viêm gan B và điều trị thay thế bằng Methadone. Trung tâm Y tế quận và Trạm Y tế các phường đã phối hợp, giám sát, báo cáo kết quả, chia sẻ thông tin người nghiện với Công an, Điều phối viên, Tư vấn viên trong quá trình thực hiện mô hình.

Trong suốt quá trình vận hành của Mô hình, đã có sự hỗ trợ, phối hợp, chia sẻ thông tin, trách nhiệm giữa các khâu, các đơn vị về việc theo dõi, giám sát, tư vấn đối với người nghiện ma túy được chuyển gửi.

Hoàng Nam

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức Net Zero vào năm 2050

Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức Net Zero vào năm 2050

(Thanh tra) - Việt Nam được Liên hiệp quốc coi là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.

T.Thanh

13:44 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm