Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thực hiện Chiến lược Công tác dân tộc đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định: Thành tựu và khó khăn

Thanh Hà

Thứ bảy, 21/08/2021 - 07:00

(Thanh tra) - Tỉnh Bình Định có 11.346 hộ dân tộc thiểu số (DTTS), với khoảng 41.743 người, chiếm 2,81% dân số toàn tỉnh, với 39 DTTS, trong đó có 3 dân tộc cư trú lâu đời là Bana (chiếm 51,8%), H’rê (chiếm 26,6%), Chăm (chiếm 15,2 %) và các DTTS khác chiếm 6,4% (theo kết quả điều tra 53 DTTS năm 2019).

Cộng đồng các DTTS trong tỉnh Bình Định. Ảnh: https://bdt.binhdinh.gov.vn

Toàn tỉnh Bình Định có 33 xã, thị trấn có đồng bào các DTTS sinh sống tập trung theo cộng đồng làng, thôn thuộc 6 huyện: An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, Hoài Ân, Tây Sơn và Phù Cát. Có 3 huyện thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ; có 26 xã khu vực III và 5 xã, thị trấn khu vực II có thôn đặc biệt khó khăn thụ hưởng Chương trình 135 giai đoạn 2015 - 2020.

Báo cáo Tổng kết Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 của UBND tỉnh Bình Định cho biết, diện mạo vùng DTTS đã có những thay đổi căn bản, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Công tác chỉ đạo, điều hành trong công tác triển khai thực hiện Chiến lược Công tác dân tộc

 Trên cơ sở Quyết định số 2356/QĐ-TTg ngày 04/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chương trình Hành động thực hiện Chiến lược Công tác dân tộc; UBND tỉnh đã có Quyết định số 3593/QĐ-UBND ngày 29/10/2014 ban hành kế hoạch triển khai Chiến lược và Chương trình Hành động thực hiện Chiến lược Công tác dân tộc đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Để thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ gắn với việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong kế hoạch đã đề ra; HĐND, UBND tỉnh và chính quyền các cấp đã ban hành các nghị quyết, chương trình, kế hoạch thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc và miền núi, nhất là việc thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP và Chương trình 135 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Nhiều thuận lợi

Đảng và Nhà nước đã ban hành và triển khai thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, qua đó đã tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội vùng DTTS.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ.

Bước đầu hình thành một số vùng sản xuất nông lâm nghiệp hàng hóa.

Cơ sở hạ tầng từng bước được tăng cường; giảm tỷ lệ hộ nghèo.

Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên.

Diện mạo vùng DTTS đã có những thay đổi căn bản, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Cán bộ, quân và dân các DTTS trong tỉnh đã giữ vững khối đoàn kết thống nhất, nỗ lực thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.

Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và vùng DTTS, miền núi của tỉnh nói riêng; nhất là huy động các nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, thực hiện các giải pháp giảm nghèo bền vững, giải quyết tình hình thiếu đất sản xuất, nước sạch, vệ sinh môi trường; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thực hiện công tác khuyến nông, khuyến công, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, từng bước đẩy lùi và loại bỏ những tập tục lạc hậu; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc; thiểu số, miền núi…

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn.

Đồng thời, định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết nhằm phát huy kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế và đề ra các giải pháp triển khai thực hiện đạt kết quả tốt hơn.

Qua đó đã góp phần nâng cao nhận thức và hành động của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân về vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc và công tác dân tộc trên địa bàn.

Đánh giá kết quả tổng quát

Quá trình thực hiện Chiến lược Công tác dân tộc thời gian qua, đã làm chuyển biến tích cực về nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận xã hội về công tác dân tộc, góp phần cho vùng đồng bào DTTS và miền núi có những chuyển biến quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội.

Đời sống đồng bào đã được cải thiện. Tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân trên 2%/ năm. Kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông nông thôn, thuỷ lợi, điện, trường học, trạm y tế được quan tâm đầu tư xây dựng. Tạm thời giải quyết những bức xúc vấn đề thiếu đất sản xuất, đất ở, nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS. Nhiều tiêu cực xã hội được đẩy lùi. Chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện rõ rệt, đồng bào DTTS và miền núi đã từng bước tiếp cận những thành tựu của khoa học kỹ thuật, con em người DTTS đã được đào tạo thành công nhân kỹ thuật. Tình hình chính trị, xã hội ổn định, góp phần giữ vững nền độc lập, chủ quyền quốc gia.

Đối với công tác quản lý Nhà nước lĩnh vực công tác dân tộc, đã giải quyết được những vấn đề lớn của ngành như: Từng bước hoàn thiện thể chế quản lý Nhà nước, củng cố hoàn thiện hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc từ tỉnh tới cơ sở, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc; các chính sách dân tộc ngày càng phát huy hiệu quả, phù hợp với nguyện vọng của đồng bào DTTS, có nhiều chính sách được ban hành để thực hiện Chiến lược Công tác dân tộc từ tỉnh đến các địa phương đã phát huy hiệu quả, đi vào cuộc sống. Các chính sách được ban hành bao trùm trên các mặt: Giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, y tế, chăm sóc sức khỏe, khoa học và công nghệ.

Đến nay, phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS đã phát triển toàn diện, nhanh, bền vững. Giảm nghèo vùng DTTS được đẩy mạnh, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa vùng dân tộc, miền núi và miền xuôi. Giảm dần xã thôn đặc biệt khó khăn. Từng bước hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa có giá trị. Nguồn nhân lực vùng DTTS ngày càng phát triển. Đội ngũ cán bộ là người DTTS tăng cường về số lượng và nâng cao về chất lượng; hệ thống chính trị cơ sở ngày càng được củng cố; khối đại đoàn kết các dân tộc được tăng cường; an ninh, quốc phòng luôn ổn định.

Đến năm 2020, về cơ bản tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh đã được cải thiện đáng kể. Các mục tiêu, chỉ tiêu tình hình kinh tế - xã hội đặt ra trong kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược đã đạt và vượt mức so với kế hoạch.

Thiếu nữ người Bana. Ảnh: https://bdt.binhdinh.gov.vn

Kết quả cụ thể thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra trong Chiến lược Công tác dân tộc

 a) Nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực người DTTS: Người DTTS trong độ tuổi lao động qua đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn đạt trên 50% so với số dân là người DTTS, trong đó có 20% được đào tạo nghề; 95% trở lên số trường học kiên cố, nhà công vụ cho giáo viên và ký túc xá cho học sinh ở những nơi cần thiết; trên 95% trẻ em trong độ tuổi được đến trường; đạt 300 sinh viên trên một vạn dân; tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm còn khoảng 60% lao động xã hội.

Trình độ dân trí vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh đã từng bước được cải thiện đáng kể, chất lượng nguồn nhân lực là người DTTS trong độ tuổi lao động qua đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn được nâng lên. Tuy nhiên, tỷ lệ vẫn còn thấp, nhỏ hơn 50%, cần phải được đẩy mạnh trong thời gian tới.

b) Công tác cán bộ người DTTS: Trong hệ thống chính trị các cấp, nhất là hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước vùng DTTS đã từng bước đảm bảo tỷ lệ, cơ cấu hợp lý cán bộ người DTTS; ở các vị trí chủ chốt, đã bố trí có cán bộ là người DTTS; trên 90% cán bộ công chức cấp xã được đào tạo từ trung cấp trở lên, trong đó trên 70% có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên.

Công tác cán bộ là người DTTS trong hệ thống chính trị các cấp, nhất là hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước vùng DTTS luôn được Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm. Tỷ lệ, cơ cấu cán bộ người DTTS; ở các vị trí chủ chốt, nhất thiết phải có cán bộ là người DTTS; 100% cán bộ công chức cấp xã được đào tạo từ trung cấp trở lên, trong đó trên 70% có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên.
c) Giảm nghèo vùng DTTS: Bình quân mỗi năm giảm 4 - 5% hộ nghèo; xóa nhà ở dột nát, trên 70% nhà ở đạt tiêu chuẩn, đảm bảo thu nhập bình quân đầu người vùng DTTS đến năm 2020 đạt 21 triệu đồng/người/năm; giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất, nước phục vụ sản xuất; thực hiện tốt chính sách bảo hiểm một số sản phẩm nông nghiệp hàng hóa. Bình quân hộ nghèo đồng bào DTTS mỗi năm giảm 2%/năm. Tình trạng nhà ở dột nát đã không còn, 1.609 hộ nhà đơn sơ/11.276 hộ, nhà ở kiên cố và bán kiên cố chiếm 82,3%, nhà thiếu kiên cố chỉ chiếm 17,7%.

d) Cơ sở hạ tầng vùng DTTS: Cơ sở hạ tầng trong những năm qua vùng đồng bào DTTS&MN trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển rõ rệt, trục đường liên xã được nhựa hóa, bê tông hóa và trên 70% đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật được quy định trong Chương trình Xây dựng nông thôn mới; hơn 99% hộ sử dụng điện thường xuyên (trong đó: Hộ sử dụng điện lưới quốc gia chiếm 94,1%, hộ sử dụng điện máy phát chiếm 5,5%). Hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt khoảng 87%, tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 99%. Về các điểm phục vụ bưu chính, viễn thông và internet đến các thôn, làng đang triển khai thực hiện và từng bước phủ sóng chiếm khoảng 62%.

đ) Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc: Trong những năm qua việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các DTTS trong tỉnh được Tỉnh ủy, UBND tỉnh hết sức quan tâm, tỷ lệ hộ gia đình được xem truyền hình chiếm khoảng 84% đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thu các kênh phát thanh, truyền hình kỹ thuật số phát triển con người toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, tinh thần, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật; số xã có trạm y tế đạt tiêu chí quốc gia về y tế đạt 95% và trạm y tế xã có bác sỹ làm việc chiếm tỷ lệ hơn 100%.

Một số tồn tại, khó khăn ở vùng DTTS

Mặc dù kinh tế - xã hội vùng DTTS đã có những bước phát triển mạnh trong những năm qua, nhưng vẫn là vùng khó khăn nhất của cả tỉnh. Cơ sở hạ tầng nhiều nơi xuống cấp, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, chất lượng nguồn nhân lực thấp, đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập, còn tồn tại một số hủ tục lạc hậu.

Chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa tuy đã được nâng lên nhưng so với mặt bằng chung vẫn còn thấp, mức độ tiếp cận các dịch vụ còn nhiều khó khăn. Tỷ lệ học sinh bỏ học vẫn còn xảy ra. Trang thiết bị y tế còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân; tình trạng tảo hôn... trong vùng đồng bào DTTS vẫn còn diễn ra.

Cơ cấu kinh tế tuy đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tốc độ phát triển kinh tế đạt khá nhưng chưa bền vững. Năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi còn thấp. Đời sống của phần đông đồng bào còn nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với bình quân chung của tỉnh. Kết quả giảm nghèo thiếu tính bền vững, số hộ tái nghèo, hộ nghèo mới phát sinh vẫn còn ở mức cao. Mức thu nhập của đồng bào DTTS tuy đã được cải thiện và nâng cao qua từng năm nhưng vẫn còn thấp, chưa ổn định.

Một số vấn đề bức xúc như thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt giải quyết chưa hiệu quả. Tiến độ giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp còn chậm. Tình hình vi phạm pháp luật vẫn còn xảy ra ở một số nơi, nhất là tình trạng phá rừng làm nương rẫy trái phép vẫn còn xảy ra. Đào tạo nghề nông thôn chưa thực sự mang lại hiệu quả tạo sinh kế bền vững giúp đồng bào thoát nghèo.

e) Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, đảm bảo ổn định an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội ở vùng DTTS.

Tổ chức phát động nhiều phong trào thi đua gắn với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng an ninh, đã tạo động lực để các ngành và các địa phương đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra.

Thông qua các phong trào thi đua yêu nước, xuất hiện ngày càng nhiều cách làm hay, sáng tạo, nhiều gương điển hình, tiên tiến.

Nổi bật trên lĩnh vực nông nghiệp có các phong trào thi đua yêu nước như: “Phong trào cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp đỡ nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng; lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có các phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo, cải tiến khoa học kỹ thuật… Lĩnh vực văn hóa có “phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, văn minh đô thị”.

Xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, công tác tuyển chọn gọi thanh niên nhập ngũ ở vùng đồng bào DTTS đạt 100% chỉ tiêu. Phong trào “toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, phong trào “3 không về an ninh trật tự” vùng DTTS được tăng cường.

Tình hình an ninh chính trị, an ninh tuyến núi, an ninh vùng giáp ranh và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Trong những năm qua, vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh không có xảy ra những vụ việc phức tạp, khiếu nại xảy ra, tình hình an ninh, chính trị được giữ vững.

g) Hạn chế thiệt hại do các sự cố môi trường, thiên tai, dịch bệnh gây ra; bố trí lại khu chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhà vệ sinh đảm bảo hợp vệ sinh môi trường nông thôn.

Thời gian qua công tác phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh đã được quan tâm đúng mức; 100% xã, thị trấn vùng dân tộc, miền núi đều xây dựng phương án phòng, chống thiên tai, chủ động theo phương châm 4 tại chỗ.

Hằng năm công tác chỉ đạo khắc phục bão lũ, thiên tai từ cấp tỉnh đến cơ sở được triển khai kịp thời, giảm thiểu tối đa thiệt hại cho người dân. Khi bão lũ đi qua công tác này được triển khai nhanh chóng, thống kê thiệt hại báo cáo kịp thời cho các cấp. Đồng thời, chủ động hỗ trợ kinh phí khắc phục ngay nhà cửa bị sập, cuốn trôi, các hộ thiếu đói, nước sinh hoạt, dịch bệnh, hệ thống giao thông, thủy lợi, huy động lực lượng giúp dân khắc phục lại các diện tích bị sa bồi thủy phá, hỗ trợ kinh phí nạo vét kênh mương, củng cố hồ đập… đảm bảo cho phát triển sản xuất và ổn định đời sống cho nhân dân. Công tác phát hiện dịch, phòng chống dịch luôn kịp thời, chưa xảy ra dịch lớn trên địa bàn.

Nuôi nhốt gia súc, gia cầm dưới gầm nhà hoặc sát cạnh nhà thường phổ biến ở các vùng DTTS do đặc điểm xã hội và phong tục tập quán của các dân tộc; lối sống này ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của các hộ đồng bào DTTS. Kết quả điều tra 53 DTTS năm 2019 trong tỉnh cho thấy, dân tộc có tỷ lệ hộ nuôi nhốt gia súc, gia cầm dưới gầm hoặc sát cạnh nhà cao nhất là Hrê (22,4%), Chăm (16,9%), Bana (11,5%)... Các hộ chủ yếu sinh sống ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, địa hình đi lại khó khăn. Tỷ lệ này đã giảm nhiều so với những năm trước.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

(Thanh tra) - Nhằm thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi bão số 3, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 4520/UBND-VX gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ngành liên quan, cùng UBND các huyện, thị xã và thành phố. Đây là một bước quan trọng nhằm đảm bảo các hộ gia đình bị thiệt hại có nơi ở ổn định, an toàn.

Bùi Bình

22:58 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm