Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 21/06/2019 - 09:25
(Thanh tra) - Ngày 20/6, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm cứu cứu nạn đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2018, triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo Hội nghị.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự, chỉ đạo Hội nghị. Ảnh: PV
Cùng dự có Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
Vẫn là năm có nhiều thiên tai lớn
Báo cáo tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Phó Trưởng ban Thường trực phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Nguyễn Xuân Cường cho biết, năm 2018, tại Việt Nam, thiên tai không diễn ra dồn dập và khốc liệt như năm 2017 nhưng vẫn là năm có nhiều thiên tai lớn cùng những yếu tố cực đoan, dị thường diễn ra trên khắp các vùng miền trên cả nước với 16/21 hình thái thiên tai.
Thiệt hại do thiên tai gây ra đã giảm nhiều so với trung bình nhiều năm, nhất là năm 2018. Tổng thiệt hại về kinh tế ước tính gần 20.000 tỷ đồng.
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, bên cạnh những thiệt hại về vật chất, thiên tai cũng đã làm đình trệ sản xuất, cản trở giao thương, làm gián đoạn việc cung cấp dịch vụ thiết yếu tại nhiều khu vực, nhất là khu vực Bắc Trung Bộ, khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Những tháng đầu năm 2019, thiên tai đã xảy ra ở khắp các vùng miền trên cả nước: mưa lớn cực đoan, mưa đá, giông lốc, sạt lở bờ sông, bờ biển... nhất là tại khu vực miền núi phía Bắc, gây thiệt hại người và tài sản. Gần đây nhất, từ ngày 25/5 đến ngày 1/6, các tỉnh miền núi phía Bắc đã có mưa to đến rất to, gây lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét tại các tỉnh Quảng Ninh, Cao Bằng, Yên Bái. Thiên tai từ đầu năm đã làm 23 người chết và mất tích (lốc sét 13; mưa lũ, sạt lở đất 8, bão 2); 36 người bị thương và thiệt hại lớn về hoa màu, tài sản của nhân dân.
Với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai trong các trận thiên tai lớn, cùng với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp về công tác phòng, chống thiên tai của các bộ, ngành và địa phương, người dân nên công tác phòng, chống thiên tai đã được triển khai đồng bộ, nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả, góp phần giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.
Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: PV
Chính quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở và người dân được cung cấp thường xuyên thông tin về dự báo, cảnh báo, hướng dẫn kỹ thuật ứng phó; nhiều nơi được đào tạo, tập huấn, diễn tập nên nhận thức đầy đủ hơn từ công tác phòng ngừa đến ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.
Cơ quan thường trực từ Trung ương đến địa phương thường xuyên tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi sát diễn biến thời tiết nguy hiểm trong nước, quốc tế và khu vực để chủ động chỉ đạo sớm, bám sát thực tiễn.
Công tác khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai, đã bám sát thực tiễn, phù hợp với nhu cầu hỗ trợ của địa phương; đồng thời chính quyền và nhân dân vùng thiên tai đã chủ động tái thiết, phục hồi nhanh chóng, ổn định cuộc sống, góp phần duy trì tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội nói chung, nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp (lĩnh vực chịu tổn thương lớn nhất bởi thiên tai).
Còn nhiều tồn tại, hạn chế cần khắc phục
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phòng chống thiên tai hiện nay đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế như hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách, tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật trong lĩnh vực phòng chống thiên tai còn nhiều khoảng trống và tồn tại bất cập ảnh hưởng đến việc triển khai, áp dụng trên thực tế.
Tổ chức bộ máy phòng chống thiên tai còn thiếu đồng bộ từ Trung ương đến địa phương; năng lực chuyên môn của cán bộ làm công tác phòng, chống thiên tai còn hạn chế, đặc biệt là ở cấp huyện, xã. Lực lượng tham gia phòng chống thiên tai từ Trung ương tới địa phương hầu hết còn thiếu các công cụ hỗ trợ các điều kiện bảo đảm để thực thi nhiệm vụ, nhất là khi triển khai công tác thực địa tại hiện trường, một số tình huống có thể nguy hiểm tới tính mạng, tài sản; lực lượng ứng phó thiên tai tại cơ sở còn thiếu và chưa được tập huấn, đào tạo.
Các chế tài xử lý vi phạm trong phòng, chống thiên tai còn thiếu và chưa đủ mạnh, nhất là kiểm soát an toàn thiên tai đối với công trình hạ tầng, khu đô thị, khu dân cư tập trung, đường giao thông xây dựng mới.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trao tặng bằng khen của Bộ NN&PTNT cho đại diện các tập thể có thành tích xuất sắc đột xuất trong công tác chỉ đạo ứng phó, thông tin, truyền thông và khắc phục hậu quả thiên tai sau thiên tai năm 2018. Ảnh: PV
Rút kinh nghiệm từ thực tế chỉ đạo, điều hành trong thời gian qua, tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại hạn chế, công tác Phòng, chống thiên tai năm 2019 cần triển khai quyết liệt các giải pháp đồng bộ từ phòng ngừa đến ứng phó và khắc phục hậu quả nhằm giảm thiểu thiệt hại, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn 2016 - 2020.
Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cho biết, năm 2018 và 6 tháng đầu năm 2019, trực tiếp ứng cứu, xử lý 2.933 vụ, cứu được 6.624 người và 328 phương tiện (trong đó có 63 vụ, cứu 266 người và 19 phương tiện liên quan đến nước ngoài).
Các lực lượng tại chỗ giúp chính quyền di dời 137.734 hộ/681.265 người ở vùng ngập lụt, lũ quét, sạt lở đến nơi an toàn; giúp dân chằng chống 265.711 nhà; dựng lại và tu sửa 5.688 nhà, cơ sở y tế, trường học. Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí 4.775 người dân.
Khử khuẩn, làm sạch 116m3 nước uống và 495 giếng nước, phun thuốc khử trùng 1.154.000m2; giúp dân thu gom 46,8m3 và 29,6 tấn nhiễm dầu bị tràn ra môi trường; khắc phục sạt lở 111.841m3; sửa chữa 96km đường giao thông; gia cố 17km đê.
Giảm thiệt hại về người do thiên tai, đặc biệt là đối với bão, lũ và lũ quét, sạt lở đất ở các tỉnh miền núi; giảm thiệt hại về vật chất, nhất là trong lĩnh vực dễ bị tổn thương bởi thiên tai, tác động lớn đến đời sống, sản xuất của nhân dân; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin.
Hỗ trợ kinh phí để ổn định nơi ở trước mùa mưa lũ năm 2019 đối với 100% các hộ dân bị mất nhà ở trong các đợt thiên tai hiện phải đi ở nhờ, ở tạm được; thông tin dự báo, cảnh báo, hướng dẫn kỹ năng ứng phó cho 100% các đối tượng vùng có nguy cơ chịu ảnh hưởng thiên tai; tối thiểu 30% các xã, thôn, bản hoàn thành xây dựng và hoạt động lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai trong năm 2019, đến hêt năm 2020 hoàn thành 100%.
Cần thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ và nhóm giải pháp
Để thực hiện hoàn thành các mục tiêu trên, không để xảy ra bị động với tất cả các tình huống thiên tai, theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, cần thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ trọng tâm và nhóm giải pháp như tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao tại các Nghị quyết, Nghị định, Chỉ thị, văn bản chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai.
Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách làm cơ sở tổ chức triển khai, thực thi đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả công tác phòng chống thiên tai; kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống thiên tai; tập trung nguồn lực cho công tác phòng chống thiên tai; nâng cao chất lượng công tác dự báo, cảnh báo; thông tin, truyền thông là giải pháp quan trọng để nâng cao nhận thức cộng đồng, giảm thiểu rủi ro thiên tai; nghiên cứu, ứng dụng hiệu quả khoa học công nghệ và tăng cường hợp tác quốc tế.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trao tặng bằng khen của Bộ NN&PTNT cho đại diện các cá nhân có thành tích xuất sắc đột xuất trong công tác chỉ đạo ứng phó, thông tin, truyền thông và khắc phục hậu quả thiên tai sau thiên tai năm 2018. Ảnh: PV
Đặc biệt là tập trung chỉ đạo, đôn đốc thực hiện phương châm “4 tại chỗ” của các cấp chính quyền và người dân phù hợp với thực tiễn hiện nay. Tăng cường kiểm tra vi phạm trong lĩnh vực đê điều, thủy lợi; khai thác cát, sỏi lòng sông, bãi sông; quản lý quy hoạch lũ; quy hoạch đất đai… kiểm soát hoạt động kinh tế xã hội nhằm ngăn chặn gia tăng rủi ro thiên tai.
Tại Hội nghị, lãnh đạo một số địa phương như Hà Nội, Khánh Hòa, Thanh Hóa đề nghị Chính phủ phân cấp mạnh hơn cho các địa phương trong triển khai các dự án phòng chống thiên tai như ủy quyền cho Chủ tịch UBND tỉnh trong việc quyết định chủ trương đầu tư các dự án xử lý cấp bác hậu thiên tại.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Phạm Đăng Quyền cho biết, theo quy định hiện nay, việc sử dụng dự phòng ngân sách Trung ương là thẩm quyền của Thủ tướng. Thời gian qua, Thủ tướng cũng đã quyết định, nhưng khi triển khai, các địa phương vẫn phải báo cáo Thủ tướng chủ trương đầu tư, sau đó tỉnh mới phê duyệt dự án và các công việc khác, dẫn đến vốn thì kịp thời, nhưng thủ tục đầu tư kéo dài. Do đó, ông Quyền đề nghị trong quyết định hỗ trợ vốn cho địa phương thì ghi luôn là Chủ tịch UBND tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng để triển khai kịp thời.
Thủ tướng Chính phủ tham quan các gian hàng tại Hội nghị. Ảnh: PV
Theo ông Nguyễn Văn Sửu, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cần phải phát huy "phương châm 4 tại chỗ" để ứng phó phòng chống thiên tai hiệu quả. Đây là kinh nghiệm của Hà Nội khi lũ lớn trên sông Bùi trong các năm 2017, 2018 tại huyện Chương Mỹ. Và bài học kinh nghiệm đó là sự kịp thời trong huy động lực lượng và sự tập trung chỉ đạo, lãnh đạo phải trực tiếp tại chỗ cùng vời người dân. Rồi ưu tiên tập trung cho công tác bảo vệ đê điều, hồ đập và các công trình thủy lợi. Có những lúc phải sơ tán hàng vạn người dân trong thời gian ngắn. Đây là nhiệm vụ cấp bách ưu tiên nhất là việc đón nhận thông tin và xử lý sự cố. Tiếp đến là khắc phục hậu quả, nhanh chóng đầu tư lại những công trình phòng chống thiên tai…
Tại Hội nghị, Văn phòng Chính phủ đã công bố Quyết định số 367/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai làm nhiệm vụ điều phối liên ngành giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc tổ chức, chỉ đạo, điều hành công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên phạm vi cả nước do Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng là Trưởng ban.
Cũng tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trao tặng Bằng khen của Bộ NN&PTNT cho 34 tập thể và 55 cá nhân đã có thành tích xuất sắc đột xuất trong công tác chỉ đạo ứng phó, thông tin, truyền thông và khắc phục hậu quả thiên tai sau thiên tai năm 2018.
Phương Hiếu
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thực hiện Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2023 – 2025, tỉnh Yên Bái đã đạt được thành tích đáng tự hào. Đến nay, toàn tỉnh đã hoàn thành xây dựng và sửa chữa 2.995 căn nhà trong tổng số 3.022 căn theo kế hoạch, tương đương 99%.
Bùi Bình
00:00 13/12/2024(Thanh tra) - Những ngày vừa qua, trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) xuất hiện hiện tượng mạo danh nhân viên điện lực để đòi nợ tiền điện và yêu cầu khách hàng thao tác các bước theo đường dẫn (link) đối tượng cung cấp.
Theo EVNNPC
21:24 12/12/2024Theo EVNNPC
21:11 12/12/2024Theo EVNNPC
21:10 12/12/2024Thái Hải
20:36 12/12/2024T.Thanh
18:48 12/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC