Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tây Nguyên gồng mình chống hạn!

T.Uyên

Thứ tư, 03/04/2024 - 11:32

(Thanh tra)- Nắng nóng liên tục trong thời gian dài khiến nhiều công trình thủy lợi ở các tỉnh Tây Nguyên khô cạn, mực nước ở các sông suối xuống thấp, đồng ruộng khô khốc, hàng trăm héc ta cây trồng khát nước. Nhiều vùng trọng điểm cây công nghiệp đối diện với nguy cơ mất mùa, khiến người nông dân lo lắng như ngồi trên đống lửa.

Tây Nguyên gồng mình chống hạn! Ảnh: Lê Hường

Tỉnh Đắk Lắk có 858 công trình thủy lợi, trong đó 619 hồ chứa, 161 đập dâng, 78 trạm bơm, nhưng mực nước ở nhiều công trình xuống thấp.

Theo báo cáo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk, trên địa bàn tỉnh có hơn 213.000ha cà phê, 27.720ha điều, 32.820ha hồ tiêu và 43.324ha cây ăn trái. Vụ Đông  Xuân năm 2023 - 2024, toàn tỉnh gieo trồng 62.981ha cây trồng các loại, trong đó 40.000ha lúa nước nên nhu cầu nước tưới rất lớn.

Đến nay, diện tích cây trồng được tưới trực tiếp từ các công trình thủy lợi chỉ đạt 151.616ha, diện tích còn lại khai thác nguồn nước mặt sông, suối, ao hồ và nước ngầm. Vậy nhưng, mực nước trên các sông, suối cũng đang giảm dần, lượng dòng chảy phổ biến ở mức thấp hơn trung bình cùng kỳ những năm trước, một số sông, suối nhỏ bắt đầu khô kiệt. Dự báo, đến cuối vụ toàn tỉnh có khoảng 8.000ha cây trồng thiếu nước, trong đó 2.000ha cây dài ngày.

Xã Đắk Gằn có 3 công trình thủy lợi, phục vụ tưới cho khoảng 7.000 ha cây trồng, chủ yếu cây công nghiệp, cây ăn trái, nhưng đến nay, 2 hồ đã cạn dẫn đến tình trạng khan hiếm nước sản xuất. Tình trạng hạn hán, thiếu nước sản xuất không chỉ xảy ra ở huyện Đắk Mil mà đang gây nhiều khó khăn cho các huyện phía Bắc của tỉnh như Cư Jút, Krông Nô.

Theo báo cáo, xã Bông Krang có tổng số 11 công trình thủy lợi gồm 6 đập dâng, 1 trạm bơm và 4 hồ chứa. Tuy nhiên, hiện nay, mực nước các hồ chứa chỉ còn khoảng từ 20-30% dung tích thiết kế. Trong khi đó, mực nước sông suối, nước ngầm trên địa bàn cũng duy trì mức thấp. Đến nay, khoảng 100ha lúa trên địa bàn xã bị thiếu nước, khô hạn.

Huyện Lắk là địa phương có diện tích lúa lớn nhất tỉnh Đắk Lắk. Vụ Đông Xuân năm 2023-2024, toàn huyện có hơn 5,500ha lúa, nhưng đến nay hơn 100ha lúa đã bị khô cháy, mất trắng hoàn toàn. Dự báo, diện tích cây trồng bị thiệt hại sẽ gia tăng, do thời tiết còn tiếp tục nắng nóng, nguồn nước cạn kiệt.

Để giảm thiệt hại do hạn hán gây ra, tỉnh Đắk Nông cũng đặt ra nhiều phương án chống hạn cho cây trồng. Giải pháp chống hạn trước mắt, là vận động Nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm, nạo vét ao hồ tích trữ nước. Về lâu dài, tỉnh kiến nghị Trung ương quan tâm, hỗ trợ xây dựng, nâng cáo, sửa chữa các công trình thủy lợi xuống cấp.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm