Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tăng cường vai trò cấp ủy trong quản lý hoạt động truyền thông, báo chí

Theo moj.gov.vn

Thứ ba, 20/09/2022 - 19:51

Ngày 20/9, Thứ trưởng Bô Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đã chủ trì Tọa đàm chương trình hành động thực hiện Kế hoạch số 156-KH/BTGTW ngày 14/6/2022 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý, chấn chỉnh hoạt động của báo, tạp chí, trang thông tin điện tử, mạng xã hội hiện nay.

Tham dự Tọa đàm có Lãnh đạo các cơ quan báo chí thuộc Bộ, đại diện lãnh đạo, chuyên viên các đơn vị thuộc Bộ trực tiếp phụ trách, quản lý vận hành Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử, mạng xã hội, trang thông tin vận hành trên nền tảng mạng xã hội thuộc Bộ Tư pháp và một số cơ quan Trung ương.

Trong những năm gần đây, hoạt động báo chí ở nước ta đã có những bước tiến vượt bậc, cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động tạp chí, trang thông tin điện tử và mạng xã hội. Bên cạnh những ưu điểm và tác động tích cực, thực tiễn phát triển mạnh mẽ của hoạt động báo, tạp chí, các trang thông tin điện tử và mạng xã trong giai đoạn hiện nay đang đặt ra những vấn đề mới cần giải quyết trong lãnh đạo, quản lý, nhất là việc để xảy ra tình trạng xa rời tôn chỉ mục đích và biểu hiện “thương mai hoá”, “tư nhân hoá” báo chí; tình trạng “báo hoá” tạp chí, trang thông tin điện tử…

Trước thực trạng nêu trên, để triển khai nhiệm vụ “Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại” theo tinh thần văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và cụ thể hoá các chủ trương, chính sách của Đảng, quy định pháp luật của nhà nước về quản lý đối với hoạt động, báo chí truyền thông, ngày 14/6/2022, Ban Tuyên giáo Trung ương đã ban hành Kế hoạch số 156-KH/BTGTW.

Chánh Văn phòng Bộ Nguyễn Quốc Hoàn nhấn mạnh: “Đây là văn bản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm tạo sự thống nhất nhận thức về tầm quan trọng, sự cần thiết phải tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động báo chí, truyền thông trong giai đoạn hiện nay; đề cao trách nhiệm của cơ quan chỉ đạo, quản lý, chủ quản báo chí, cơ quan báo chí và tính tự giác, gương mẫu của mỗi người làm báo”.

Cũng theo Chánh Văn phòng Bộ, thực hiện trách nhiệm của cơ quan chủ quản báo chí, Bộ Tư pháp đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch số 156-KH/BTGTW của Ban Tuyên giáo Trung ương. Chương trình nhằm cụ thể hoá các nhiệm vụ trọng tâm đề ra theo Kế hoạch số 156-KH/BTGTW, tạo cơ sở để Bộ Tư pháp tăng cường công tác quản lý đối với các cơ quan báo chí, tạp chí chuyên ngành, Cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử, mạng xã hội và trang thông tin vận hành trên nền tảng mạng xã hội.

Để tổ chức triển khai các nội dung theo Chương trình hành động đảm bảo nghiêm túc, thực chất, hiệu quả, có sự phân công trách nhiệm công việc rõ ràng, cụ thể giữa các cơ quan đơn vị, Bộ Tư pháp tổ chức Toạ đàm triển khai Chương trình hành động nêu trên. Tọa đàm cũng đồng thời là diễn đàn để các đại biểu đại diện các cơ quan định hướng, quản lý báo chí ở Trung ương, đại diện các cơ quan báo chí, các đơn vị thuộc Bộ cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, qua đó góp phần tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động báo chí, tạp chí, trang thông tin điện tử và mạng xã hội tại Bộ Tư pháp phát triển lành mạnh, đúng định hướng.

Tọa đàm đã được nghe đại diện Cục Công nghệ thông tin trình bày tham luận về thực tiễn, bận hành, quản lý Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử tại Bộ Tư pháp và một số đề xuất, kiến nghị; đại diện Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trình bày kinh nghiệm thực hiện truyền thông qua mạng xã hội qua mô hình Trang Thông tin Chính phủ trên mạng xã hội Facebook; đại diện Tạp chí dân chủ pháp luật trình bày tham luận về chuyển đổi trang thông tin điện tử sang tạp chí điện tử trước yêu cầu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0…

Phát biểu kết luận Tọa đàm, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh đề nghị Lãnh đạo các cơ quan báo chí thuộc Bộ, đại diện lãnh đạo, chuyên viên các đơn vị thuộc Bộ trực tiếp phụ trách, quản lý vận hành Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử, mạng xã hội, trang thông tin vận hành trên nền tảng mạng xã hội cần nâng cao nhận thức, ý thức của người làm công tác báo chí truyền thông trong việc thực hiện Kế hoạch số 156 và mục tiêu xây dựng nền báo chí truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại.

Tăng cường vai trò cấp ủy, lãnh đạo của các cơ quan báo chí thuộc Bộ. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo đảm bảo tuân thủ các chỉ đạo của Đảng, nhà nước về mạng xã hội, đảm bảo tôn chỉ mục đích; công tác biên tập cần chính xác, trung thực, đúng định hướng tư tưởng của Đảng.

Phóng viên, biên tập viên, cán bộ phụ trách truyền thông, cộng tác viên cần tăng cường năng lực trình độ, phẩm chất chính trị đạo đức theo đúng yêu cầu Kế hoạch 156 đề ra. Thực hiện nghiêm đạo đức người làm báo, bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội.

Thứ trưởng cũng đề nghị Báo Pháp luật Việt Nam kết hợp việc thực hiện Kết luận thanh tra với thực hiện Chương trình hành động; Tạp chí dân chủ pháp luật, Tạp chí Luật học, Tạp chí Nghề luật quan tâm xây dựng đội ngũ phóng viên, biên tập viên tinh thông nghề báo, giỏi về nghiệp vụ pháp luật, tâm huyết để xây dựng các tuyến bài chuyên sâu về pháp luật, lan tỏa tri thức pháp luật. Văn phòng Bộ triển khai đồng bộ các giải pháp để tăng cường quản lý công tác báo chí, truyền thông, hướng dẫn nghiệp vụ báo chí; có kế hoạch thanh tra, kiểm tra; cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về hoạt động của Bộ, ngành, trọng tâm là công tác xây dựng, thi hành pháp luật. Cục Công nghệ thông tin đảm bảo vấn đề an ninh, an toàn thông tin mạng…

Nhân dịp này, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ ký kết giao ước hưởng ứng thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí” trong các cơ quan báo chí thuộc Bộ.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức Net Zero vào năm 2050

Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức Net Zero vào năm 2050

(Thanh tra) - Việt Nam được Liên hiệp quốc coi là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.

T.Thanh

13:44 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm