Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 09/04/2015 - 14:53
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, những năm gần đây việc ứng dụng năng lượng nguyên tử trong các ngành kinh tế-xã hội gia tăng một cách đáng kể.
Hình ảnh cục phóng xạ bị mất (có trọng lượng khoảng 7 kg). Ảnh: Đoàn Mạnh Dương/TTXVN
Theo đó, các thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ đã và đang được sử dụng ngày càng tăng trong các ứng dụng công nghiệp, xây dựng, hải quan... như các thiết bị đo mức, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa, kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu, thăm dò khai thác dầu khí, sản xuất ximăng...
Theo thống kê về thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Bộ Khoa học và Công nghệ, qua hệ thống RAISVN (phần mềm quản lý khai báo, cấp phép cơ sở bức xạ, thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ của Việt Nam), hiện tại có khoảng gần 1.000 cơ sở bức xạ đang tiến hành công việc bức xạ sử dụng thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ với khoảng gần 6.000 nguồn phóng xạ theo các nhóm nguồn với các mức độ tiềm tàng nguy hiểm khác nhau.
Các nguồn phóng xạ sử dụng trong các thiết bị chụp ảnh phóng xạ, kiểm tra đánh giá không phá hủy tại các công trình xây dựng, kiểm tra chất lượng các mối hàn… là nguồn phóng xạ có hoạt độ cao, được dùng trong các thiết bị di động và được các cơ sở mang đi chiếu chụp tại hiện trường.
Đây chính là nhóm nguồn có tiềm ẩn nguy cơ cao mất an ninh, an toàn và có thể gây ảnh hưởng đến xã hội. Hiện tại, cả nước có khoản 60 cơ sở được cấp giấy phép chụp ảnh phóng xạ với khoảng gần 1.000 nguồn phóng xạ (bảo gồm cả nguồn đang sử dụng di động hoặc lưu giữ tại các kho nguồn tại cơ sở).
Việc bảo đảm an ninh, an toàn đối với nhóm nguồn này cần phải được quan tâm đúng mức.
Cục An toàn bức xạ và hạt nhân là cơ quan pháp quy hạt nhân của Việt Nam, giúp Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện thống nhất và tập trung quản lý nhà nước về an toàn bức xạ hạt nhân trên phạm vi cả nước và là cơ quan thường trực cho Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia.
Vì vậy, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân đã xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn, an ninh và thanh sát; cấp, sửa đổi, đình chỉ và thu hồi các giấy phép liên quan công việc bức xạ, ứng dụng năng lượng nguyên tử...
Trước thực tế nguồn phóng xạ Co-60 tại Nhà máy luyện phôi thép-Chi nhánh công ty Cổ phần thép Pomina, tại Khu công nghiệp Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu bị thất lạc, Bộ Khoa học và Công nghệ và Cục An toàn bức xạ và hạt nhân đã có công văn gửi Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu triển khai ngay các biện pháp tìm kiếm, thu hồi nguồn phóng xạ.
Đồng thời, đoàn chuyên gia của Bộ Khoa học và Công nghệ cũng mang theo nhiều thiết bị hỗ trợ truy tìm nguồn phóng xạ nhưng đến nay vẫn chưa tìm thấy.
Liên quan đến vấn đề này, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân cũng vừa có công văn gửi Văn phòng Chính phủ báo cáo về thực trạng nguồn phóng xạ bị mất. Đánh giá sơ bộ nguồn phóng xạ cho thấy ở khoảng cách 10cm, nguồn phóng xạ có thể gây ra suất liều chiếu ngoài là 2,5mSv/h, trong khi mức cho phép với người bình thường trong một năm chỉ là 1mSv, điều này cho thấy việc tìm kiếm và thu hồi nguồn phóng xạ rất quan trọng.
Ông Vương Hữu Tấn, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, là cơ quan quản lý nhà nước về an toàn bức xạ hạt nhân, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ có trách nhiệm phối hợp với địa phương và các cơ quan liên quan trong việc cảnh báo mức độ nguy hiểm cũng như truy tìm nguồn phóng xạ thất lạc, hạn chế tối đa mức độ nguy hiểm do nguồn phóng xạ gây ra.
Tuy nhiên, phải khẳng định việc mất hay để thất lạc nguồn phóng xạ thuộc về trách nhiệm chủ đơn vị quản lý nguồn phóng xạ, bởi việc quản lý nguồn phóng xạ từ lúc nhập khẩu, vận chuyển, đưa lắp đặt hay lưu giữ trong kho đều được cấp phép và quy định rõ ràng.
Do đó, đơn vị quản lý không chặt chẽ, không nhận thấy tầm quan trọng của nguồn phóng xạ cũng như không hướng dẫn, tuyên truyền, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ trực tiếp thì việc mất nguồn phóng xạ là không tránh khỏi.
Ông Vương Hữu Tấn cho rằng, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ và hạt nhân, cơ quan quản lý có làm chặt chẽ đến đâu cũng không thể quản lý hết hay lúc nào cũng đủ nhân lực để trực tiếp theo dõi quản lý các cơ sở được cấp phép sử dụng nguồn phóng xạ mà đơn vị sử dụng nguồn phóng xạ phải thực hiện và chịu trách nhiệm theo quy định.
Tuy nhiên, thực tế việc mất nguồn phóng xạ hay không tìm thấy nguồn phóng xạ bị thất lạc là việc không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà đã xảy ra tại nhiều nước trên thế giới. Theo đó, việc không thu hồi hay tìm thấy nguồn phóng xạ bị thất lạc thì đơn vị quản lý sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
Đặc biệt, Việt Nam chưa có luật bồi thường nếu cá nhân bị nhiễm xạ do mất hay thất lạc nguồn phóng xạ gây ra, điều này đang được Cục đề xuất, xây dựng và hoàn thiện trong thời gian tới.
Cũng theo ông Vương Hữu Tấn, việc mất nguồn phóng xạ xảy ra tại Nhà máy luyện phôi thép-Chi nhánh Công ty Cổ phần thép Pomina, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu hay vụ việc nguồn phóng xạ Iradium ở quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh thất lạc vào tháng 9/2014 vừa qua cho thấy cần thúc đẩy triển khai dự án thí điểm thiết lập Hệ thống định vị nguồn phóng xạ (RADLOT), ứng dụng công nghệ trong kiểm soát an ninh nguồn phóng xạ.
Dự án này đang được các cấp có thẩm quyền của các bên xem xét để cho phép thực hiện trong năm 2015. Nếu được thực hiện, dự án sẽ tăng cường được cơ chế kiểm soát an ninh, an toàn đối với công tác quản lý các nguồn phóng xạ dùng trong chụp ảnh phóng xạ công nghiệp tại Việt Nam.
Theo Thu Hà/TTXVN
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Việt Nam được Liên hiệp quốc coi là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.
T.Thanh
13:44 12/12/2024(Thanh tra) - Hà Nội sẽ hạn chế hoặc cấm lưu thông với nhiều phương tiện chạy bằng xăng dầu gây ô nhiễm cao vào vùng phát thải thấp. Thí điểm trước tiên ở 2 quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.
Hải Hà
12:08 12/12/2024Trần Lê
10:32 12/12/2024Thu Nga
21:26 11/12/2024Trần Kiên
20:41 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Bùi Bình
Hải Hà