Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tầm quan trọng của hướng nghiệp, dạy nghề đối với tái hòa nhập cộng đồng

Thứ bảy, 07/12/2019 - 10:31

(Thanh tra) - Nhiều phạm nhân sau khi chấp hành xong án phạt tù, do được định hướng không tốt, không có việc làm, gia đình lại thiếu quan tâm, động viên, bị bạn bè rủ rê nên đã quay trở lại con đường tội lỗi

Phạm nhân cần được giáo dục tư tưởng và định hướng nghề nghiệp chu đáo trước khi chấp hành xong án phạt để sẵn sàng tái hòa nhập cộng đồng

Phạm nhân rất cần được định hướng, lao động và dạy nghề.

Thực tế, nhiều phạm nhân trước khi phạm tội và trong quá trình thi hành án, họ không có nghề nghiệp, hoặc chỉ là lao động tự do; thiếu thông tin về thực tế xã hội. Nếu không có sự hỗ trợ, định hướng của các cơ sở giáo dục, họ sẽ hoàn toàn mất phương hướng khi trở lại hòa nhập với cộng đồng.

Phải lao động và lao động hăng say, đồng thời có định hướng nghề nghiệp rõ ràng cho bản thân thì khi trở về hòa nhập với cộng đồng, mỗi phạm nhân mới có được sự chủ động, mới vượt qua được mặc cảm của bản thân, vượt qua được sự kỳ thị của cộng đồng để bắt nhịp với cuộc sống mới theo hướng tích cực.

Thông qua lao động, học nghề, phạm nhân sẽ biết trân trọng hơn giá trị xung quanh mình, biết hỗ trợ, học hỏi lẫn nhau và giúp nhau trở nên hoàn thiện hơn. Môi trường lao động, học nghề cũng chính là nơi để họ chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, giúp ổn định, vững vàng tâm lý, có thêm niềm tin vào cuộc sống.

Từ thực tế này, việc hướng nghiệp, tổ chức cho phạm nhân lao động là hết sức cần thiết. Việc tổ chức để các phạm nhân lao động giản không chỉ là hướng đến giá trị vật chất, mà mục tiêu cao hơn là để họ thấy được ý nghĩa, giá trị của lao động. Và thông qua những công sức lao động của họ, họ sẽ có những đóng góp cho cộng đồng và được cộng đồng, xã hội đón nhận.

Hướng nghiệp, tổ chức cho phạm nhân lao động là hết sức cần thiết

Hướng nghiệp phải đồng bộ với thực tiễn

Tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp, dạy nghề cho các phạm nhân là không thể phủ nhận, tuy nhiên, để công tác này phát huy hiệu quả thiết thực của nó, thì cần phải khảo sát, đánh giá một cách toàn diện đối với lĩnh vực này.

Thứ nhất, cần phải đánh giá và phân loại thành từng nhóm đối tượng theo sở trường, năng lực của từng người, bên cạnh đó cũng cần xét đến các yếu tố vùng miền khi tư vấn, định hướng nghề và dạy nghề. Bởi chỉ khi các phạm nhân được làm những công việc đúng sở trường, họ phát huy hết được năng lực của mình thì mới mang lại sự yêu thích, hăng say, sáng tạo trong quá trình học nghề và lao động. Nếu hướng nghiệp và dạy nghề theo cách dập khuôn, khiên cưỡng, các học viên cũng sẽ miễn cưỡng, thậm chí đối phó cho xong việc, sẽ dễ tạo ra những phản ứng tiêu cực.

Thứ hai, cần có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và các doanh nghiệp trong việc hỗ trợ việc làm cho các phạm nhân sau khi chấp hành xong án phạt, bởi thực tế hiện nay, rất nhiều phạm nhân không thể tìm được việc làm dù đã được đào tạo lành nghề, định hướng nghề nghiệp kỹ lưỡng trước khi trở về với cộng đồng. Nguyên nhân có thể kể ra như: nghề nghiệp được đào tạo không phù hợp với thực tế nhu cầu ở địa phương; các doanh nghiệp vẫn kỳ thị, phân biệt đối xử đối với những người từng lầm lỗi… Trong trường hợp này, rất cần sự chung tay của các cơ quan, đoàn thể dắt tay, chỉ lối để những người đã từng lầm lỗi có cơ hội tìm được việc làm ổn định, phù hợp với năng lực, sở trường, để cống hiến cho cộng đồng, cũng là để ngăn họ không trở lại con đường lầm lỡ.

Hoàng Nam

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.

Thu Nga

21:26 11/12/2024
Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.

Trần Kiên

20:41 11/12/2024

Tin mới nhất