Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 01/11/2017 - 21:46
(Thanh tra)- Với trách nhiệm “Thủ đô vì cả nước, cả nước vì Thủ đô”, Chính phủ, các thành viên Chính phủ sẽ cùng song hành với thành phố Hà Nội xây dựng một số cơ chế, chính sách vượt trội.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Xem xét phân cấp cho thành phố Hà Nội trách nhiệm, thẩm quyền, giải quyết công việc phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đặc thù của Thủ đô, trọng tâm là các lĩnh vực đầu tư, đất đai, tài chính, quản lý trật tự xây dựng, trật tự giao thông, quản lý môi trường, quản lý dân cư… tăng cường đầu tư để đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án trọng điểm quốc gia trên địa bàn.
Nội dung trên tại Thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo thành phố Hà Nội.
Cũng theo Thông báo, về định hướng phát triển thành phố Hà Nội, Hà Nội phải thực sự là thành phố hòa bình, văn minh, xanh, sạch đẹp, có kỷ cương, thượng tôn pháp luật, nơi hội tụ các giá trị văn hóa tinh thần tiêu biểu của người Việt Nam; vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn, phát huy các giá trị tinh hoa văn hoá của Đông Đô Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, đặc biệt giữ gìn nét đẹp văn hóa thanh lịch của người Hà Nội, bảo tồn các di sản văn hóa di tích lịch sử, khu phố cổ…
Hà Nội cần phát triển thành một siêu đô thị thông minh với cơ sở hạ tầng thông minh, quản lý thông minh dựa trên nền tảng công nghệ mới; con người văn hóa, văn minh; đạt được các tiêu chí thành phố vì hòa bình; năng động và hội nhập. Môi trường đầu tư thuận lợi, thúc đẩy phát triển kinh doanh theo nguyên tắc bình đẳng, công bằng, minh bạch, môi trường đầu tư hướng đến các chuẩn mực của OECD; xã hội gắn kết và rộng mở, tiếp thu các giá trị tiên tiến của Châu Á và thế giới.
Tập trung làm tốt công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch chặt chẽ, khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường, bảo tồn các di sản văn hóa. Xây dựng thành phố kiến tạo và phát triển toàn diện, đặt người dân, doanh nghiệp vào vị trí trung tâm để mọi người dân, mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng và có nhiều cơ hội phát triển, hưởng lợi công bằng từ thành quả phát triển. Hà Nội phải là Thành phố đáng sống, nơi điển hình tạo lập môi trường và cơ chế hấp dẫn để thu hút người tài giỏi trong nước và quốc tế đến sống và lập nghiệp.
Làm gương cho cả nước trong đổi mới phương thức quản lý
Thủ tướng cũng yêu cầu thành phố Hà Nội cần đẩy mạnh hợp tác với các địa phương, nhất là các tỉnh trong vùng Thủ đô; xây dựng cơ chế thúc đẩy liên kết vùng của Hà Nội, phát huy vai trò dẫn dắt và điều phối phát triển vùng, tạo sức hút mạnh hơn về cung cầu và sức lan tỏa về công nghệ, sáng tạo trong toàn vùng, góp phần hạn chế tình trạng đầu tư manh mún, dàn trải. Tận dụng lợi thế, tiềm năng theo hướng lấy cụm ngành làm trung tâm để phát triển Thành phố bền vững, tăng trưởng xanh.
Bên cạnh đó, chuyển đổi hiệu quả mô hình tăng trưởng kinh tế. Định hướng quy hoạch chiến lược phát triển khoa học công nghệ; chọn lọc và tập trung hình thành hệ sinh thái, cộng đồng khoa học công nghệ gắn kết chặt chẽ, kết nối hạ tầng, thông tin, hợp tác, đổi mới, sáng tạo. Hà Nội phải đi đầu về số lượng cán bộ khoa học công nghệ của cả nước. Cần kết hợp tốt hơn các khu công nghệ cao với các trường đại học, nhất là Khu Công nghệ cao Láng - Hòa Lạc. Chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao trong nước và thu hút nhân lực có chất lượng cao nước ngoài, đáp ứng nhu cầu việc làm cho các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn và cả nước.
Đồng thời, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, công khai, minh bạch thông tin về thủ tục hành chính. Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ công chức, đề xuất các giải pháp phát triển các dịch vụ công nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, tạo động lực cho cán bộ làm việc với tinh thần phục vụ nhân dân và doanh nghiệp. Hà Nội cần đi trước để làm gương cho cả nước trong đổi mới phương thức quản lý, nâng cao năng lực quản trị để tương xứng với sự phát triển năng động của Hà Nội, gắn với yếu tố thị trường trong tiến trình hội nhập, toàn cầu hóa.
Tối ưu hóa nguồn lực đất đai cho phát triển Thành phố. Xã hội hóa mạnh mẽ các nguồn lực, tạo ra đột phá mới trong đầu tư tư nhân, thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển, thu hút vốn đầu tư nước ngoài; tạo cơ chế huy động vốn, sử dụng quỹ đất để triển khai hệ thống tàu điện ngầm, các công trình hạ tầng trọng điểm... Cùng với thành phố Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội phải trở thành trung tâm khởi nghiệp, sáng tạo, trung tâm giáo dục và y tế quốc tế; trung tâm tài chính và ngân hàng của cả nước.
Về việc triển khai dự án đầu tư xây dựng Trung tâm hội chợ triển lãm quốc gia tại huyện Đông Anh, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẩn trương xác định nội dung và quy mô đầu tư Trung tâm hội chợ triển lãm quốc gia; Bộ Xây dựng sớm có ý kiến về nội dung điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội khu vực huyện Đông Anh, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 11 năm 2017, làm cơ sở để Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội triển khai lập, phê duyệt các quy hoạch xây dựng có liên quan.
Về việc triển khai dự án đầu tư xây dựng tổ hợp Trung tâm dịch vụ thương mại và nhà ở tại 148 Giảng Võ, quận Ba Đình, Dự án Khu đô thị tại Mễ Trì và Dự án khu đô thị Trung tâm hội chợ triển lãm quốc gia tại huyện Đông Anh, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội nghiên cứu, tiếp thu ý kiến các Bộ: Xây dựng, Giao thông vận tải và các Bộ, cơ quan liên quan, nghiên cứu, đánh giá và hoàn thiện hồ sơ đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết tại khu vực số 148 Giảng Võ đáp ứng yêu cầu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 187/TB-VPCP ngày 12/4/2017, để báo cáo Bộ Chính trị theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 128/VPCP-TKBT ngày 14/1/2017 của Văn phòng Chính phủ. Giao Bộ trưởng Bộ Xây dựng thống nhất với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm báo cáo phương án lên Thủ tướng Chính phủ.
Ngọc Hoàng
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Việt Nam được Liên hiệp quốc coi là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.
T.Thanh
13:44 12/12/2024(Thanh tra) - Hà Nội sẽ hạn chế hoặc cấm lưu thông với nhiều phương tiện chạy bằng xăng dầu gây ô nhiễm cao vào vùng phát thải thấp. Thí điểm trước tiên ở 2 quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.
Hải Hà
12:08 12/12/2024Trần Lê
10:32 12/12/2024Thu Nga
21:26 11/12/2024Trần Kiên
20:41 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Bùi Bình
Hải Hà
Văn Thanh
Bùi Bình