Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 28/03/2014 - 14:12
(Thanh tra) - Theo Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam Trần Kỳ Hình, để siết chặt công tác đăng kiểm với loại hình vận tải, thời gian tới, đơn vị này sẽ thành lập tổ công tác đặc biệt để thanh tra, hậu kiểm đột xuất từ các phòng, trung tâm, chi cục đăng kiểm tại các địa phương. Đồng thời, yêu cầu các đơn vị tổ chức kiểm tra chéo giữa các dây chuyền để tự đánh giá, nâng cao chất lượng.
Các đối tượng xe khách sẽ được rút ngắn thời gian kiểm định trong thời gian tới. Ảnh: T.A
Theo thống kê, hiện cả nước có khoảng 1,6 triệu xe ôtô đang lưu hành, trong đó có khoảng 800.000 ô tô cá nhân. Đối chiếu với quy định của Thông tư số 10/2009/TT của Bộ Giao thông Vận tải, các loại phương tiện cơ giới đường bộ như xe tải, xe con, xe khách trên 9 chỗ có chu kỳ kiểm định lần đầu từ 18 - 30 tháng, các chu kỳ kế tiếp từ 6 - 18 tháng, tùy thuộc có kinh doanh vận tải hay không. Đối với tất cả các loại xe cơ giới sản xuất từ 7 năm trở lên, chu kỳ kiểm định bắt buộc là 6 tháng/lần.
Với chu kỳ đăng kiểm này, nhiều người đang sử dụng ô tô cá nhân trên 7 năm cho rằng rất bất cập. Bởi trên thực tế, người sử dụng xe là cá nhân luôn có ý thức giữ gìn xe, nhất là trong bối cảnh hiện nay, việc kiểm định vẫn chưa thực sự minh bạch. Xe khách, xe tải không bảo đảm an toàn vẫn "qua mặt" trung tâm đăng kiểm để "độ" tải, nâng tải, nâng thêm ghế phục vụ mục đích kinh doanh. Theo đánh giá của lực lượng thanh tra giao thông thì đây chính là những "thủ phạm" chính gây ra việc hư hỏng đường sá.
Theo quy định hiện hành, chu kỳ kiểm định đối với xe khách có kinh doanh vận tải quy định chu kỳ đầu là 18 tháng, các chu kỳ tiếp theo đến khi xe có tuổi đời 14 năm là 6 tháng và từ 15 năm trở đi là 3 tháng. Đối với xe tải, xe chuyên dùng, chu kỳ đầu là 24 tháng, các chu kỳ tiếp theo đến 7 năm là 12 tháng, từ 7 năm đến dưới 20 năm là 6 tháng và từ 20 - 25 năm là 3 tháng.
Theo nhiều chuyên gia, chu kỳ kiểm định đối với các "thủ phạm" gây hỏng đường này là khá dài, trong khi đó tại một số nước trên thế giới và khu vực, chu kỳ kiểm định đối với xe chở khách, xe tải quy định khá ngắn. Vì vậy, việc sửa đổi quy định về yêu cầu kiểm định là rất cấp thiết.
Mới đây, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã yêu cầu Cục Đăng kiểm Việt Nam nghiên cứu, bổ sung quy định kiểm định để kiểm soát chặt các loại hình kinh doanh vận tải. Đây cũng là một trong những giải pháp đồng bộ mà Bộ Giao thông Vận tải đã và đang đồng thời triển khai, góp phần bảo đảm kết cấu hạ tầng giao thông, góp phần bảo đảm an toàn giao thông.
Cục Đăng kiểm cho biết, quy định kiểm định đang được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung theo hướng nới thời hạn đăng kiểm định kỳ lên 1 năm đối với loại xe từ 7 - 12 năm tuổi thay vì 6 tháng như hiện nay. Bổ sung thêm nội dung kiểm soát đối với loại xe con này vào Thông tư quy định về việc bảo dưỡng, sửa chữa xe cơ giới, vốn trước đây chỉ quy định đối với xe tải và xe khách.
Hướng thay đổi cũng sẽ tập trung vào mục tiêu kiểm soát chặt đối với xe vận tải hành khách công cộng, xe chạy đường dài từ 10 chỗ ngồi trở lên, sẽ xem xét điều chỉnh chu kỳ kiểm định theo hướng xe kinh doanh vận tải rút ngắn chu kỳ kiểm định.
Đồng thời, để siết chặt công tác đăng kiểm với loại hình vận tải, sắp tới, Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ thành lập tổ công tác đặc biệt để thanh tra, hậu kiểm đột xuất từ các phòng, trung tâm đến chi cục đăng kiểm tại các địa phương. Bên cạnh đó, yêu cầu các đơn vị tổ chức kiểm tra chéo giữa các đơn vị để tự đánh giá, nâng cao chất lượng.
Kết quả kiểm tra mới đây của Cục Đăng kiểm Việt Nam cho thấy, loại xe từ 7 năm tuổi trở xuống, tỷ lệ không đạt yêu cầu kỹ thuật so với lần đầu là 3,82%. Đối với xe từ 7 - 12 năm tuổi không đạt so với lần đầu là 11,32% và trên 12 năm là 29,26%.
Số lượng xe con ở nước ta dưới 12 năm tuổi chiếm đa số, số lượng xe trên 12 năm tuổi chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng tỷ lệ không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật khá cao (khoảng 30%).
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Việt Nam được Liên hiệp quốc coi là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.
T.Thanh
13:44 12/12/2024(Thanh tra) - Hà Nội sẽ hạn chế hoặc cấm lưu thông với nhiều phương tiện chạy bằng xăng dầu gây ô nhiễm cao vào vùng phát thải thấp. Thí điểm trước tiên ở 2 quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.
Hải Hà
12:08 12/12/2024Trần Lê
10:32 12/12/2024Thu Nga
21:26 11/12/2024Trần Kiên
20:41 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Bùi Bình
Hải Hà