Theo dõi Báo Thanh tra trên
Văn Thanh
Thứ năm, 30/09/2021 - 09:29
(Thanh tra) - Huyện miền núi Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa có tổng diện tích đất lâm nghiệp và đất có rừng khoảng hơn 36.000 ha. Tận dụng vào tiềm năng, thế mạnh này, nhiều hộ đồng bào các dân tộc đã mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi ông lấy mật, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập chính đáng.
Nghề nuôi ong ở huyện miền núi Như Thanh đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo. Ảnh: P.V
Sản vật mật ong núi rừng
Ông Lê Công Ninh, xã Phượng Nghi, huyện miền núi Như Thanh, một trong những hộ dân có số lượng đàn ong lớn nhất ở địa phương này, cho biết, gia đình gắn bó với nghề nuôi ong lấy mật cách đây 15 năm. Thời gian đầu gia đình chỉ nuôi quy mô nhỏ lẻ, mục đích để dùng là chủ yếu. Sau một thời gian nuôi, nhận thấy vùng đất quê hương mình có nhiều điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển nghề nuôi ong, ông Ninh đã mạnh dạn tìm hiểu, tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi cách làm hay của các mô hình nuôi ong đã thành công ở nhiều khu vực miền núi khác rồi đầu tư máy móc phục vụ quá trình sản xuất mật ong một cách khoa học, bài bản hơn.
Hiện nay, gia đình ông Ninh đã có số lượng đàn ong lớn, cùng với 6 hộ trên địa bàn xã Phượng Nghi liên kết với HTX Dịch vụ nông nghiệp Phượng Xuân ở thôn Bái Đa 1, xây dựng sản phẩm OCOP mang đặc trưng “mật ong thiên nhiên Phượng Nghi”.
Cũng như hộ ông Lê Công Ninh, hộ ông Trương Văn Đinh, ở xã Phượng Nghi có tới hơn 100 đàn ong mật, gần như tuần nào gia đình cũng vài lần tổ chức quay mật. Mỗi đàn ong cho thu hoạch từ 16 đến 20 lít mật mỗi năm. Tính giá bán sỉ trung bình 150.000 đồng/lít, thì một đàn cho thu nhập khoảng 2,5 triệu đồng/năm. Ngoài ra, một đàn ong có thể chia tách để nhân thêm 3 đàn mới mỗi năm, giá bán trung bình 1,5 triệu đồng mỗi đàn. Mật ong của gia đình ông chiết suất ra vàng óng ánh, thơm, ngọt, đặc sánh, có mùi vị riêng của thiên nhiên núi rừng nên được rất nhiều khách hàng ưa chuộng, tìm đến tận nơi thu mua.
“Lợi dụng vào các thời điểm hoa rừng nở rộ, các chủ nuôi ong đã xua ong đi hút tinh túy của nhụy hoa về làm mật. Do đó, đây là thời điểm người dân quay mật, thu được nhiều sản phẩm nhất trong năm”, ông Đinh nói.
Hiện có 200 hộ có nghề nuôi ong lấy mật trong khu rừng đồi, toàn xã hiện đang có 600 đàn ong mật được duy trì quanh vùng để tận dụng nguồn hoa từ các khu rừng. Hằng năm, nhờ nuôi ong mà nhiều hộ dân trên địa bàn xã đã vươn lên thoát nghèo. Để nghề này từng bước phát triển vững chắc, xã Phượng Nghi đã tổ chức cho người dân địa phương tham gia nhiều lớp tập huấn khoa học kỹ thuật chăm sóc cũng như định hướng cho đồng bào các dân tộc triển lâu dài.
Bên cạnh đó, địa phương tạo mọi điều kiện cho HTX Dịch vụ nông nghiệp Phượng Xuân, từng bước thực hiện các chương trình quảng bá về sản phẩm qua các hội chợ thương mại, các gian hàng trưng bày của các đoàn thể, địa phương để người tiêu dùng gần xa biết đến mật ong thiên nhiên xã Phượng Nghi. Từ đây giúp mật ong trở thành sản vật đặc trưng của địa phương, là điểm nhấn tạo nên dấu ấn cho khách hàng mỗi lần đến với xã miền núi Phượng Nghi của huyện Như Thanh.
Giúp đồng bào thoát nghèo
Cũng giống như xã Phượng Nghi, ở xã vùng cao Xuân Thái, huyện miền núi Như Thanh cũng có nhiều đồng bào đã mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất nuôi ong lấy mật, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Hiện nay, xã Xuân Thái có trên 270 hộ nuôi ong, với trên 515 đàn ong mật, trung bình mỗi năm xuất ra thị trường từ 3.500 đến 4.000 lít mật.
Để có được sản phẩm mật ong chất lượng và sản lượng tăng lên theo hàng năm, cũng như được người tiêu dùng đánh giá tốt, thì vấn đề cốt lõi nhất ở đây là phải giữ rừng, có giữ được rừng thì mới phát triển được nghề nuôi ong bền vững. Do vậy, ngoài ý thức của người dân ở xã Xuân Thái luôn quan tâm bảo vệ khoanh nuôi và phát triển rừng để gắn liền với phát triển đàn ong cho mật ngọt.
Nhờ lợi thế đồi núi, xã vùng cao Xuân Thái có trên 4.000 ha rừng đặc dụng thuộc Vườn Quốc gia Bến En nên rất thuận lợi cho ong phát triển. Từ những lợi thế này kết hợp với kinh nghiệm sẵn có, đồng bào nơi đây đã thuần hóa được cả loài ong rừng và nuôi ở vườn nhà của mình. Vì vậy, chất lượng mật ong ở đây rất thơm và ngọt bởi mùi hoa tinh túy của thiên nhiên núi rừng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Ông Quách Văn Đạt, làm nghề nuôi ong ở xã vùng cao Xuân Thái, có số lượng đàn ong lớn nhất xã hiện nay với 50 đàn. Buổi đầu, khi chưa nắm bắt được khoa học kỹ thuật, đồng thời chưa có nhiều người tìm kiếm về thu mua sản phẩm, gia đình ông Đạt chỉ nuôi từ 1 đến 2 đàn ong bắt được trong rừng để lấy mật phục vụ cho gia đình. Qua một thời gian học hỏi, cùng với phát huy kinh nghiệm hiện có, gia đình ông đã thuần phục được loại ong trong rừng nên đã mở rộng, phát triển dần đàn ong lên số lượng lớn. Do chất lượng mật ong đã ngon nay lại càng ngon hơn nên nhiều người ở miền xuôi đã tìm về thu mua. Trung bình mỗi năm gia đình ông quay được khoảng 240 đến 250 lít mật, với giá bán như hiện nay thì mỗi năm gia đình ông cũng thu về khoảng 50-60 triệu đồng.
Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Như Thanh cho biết, đang triển khai các khâu hồ sơ thủ tục về mật ong thiên nhiên Phượng Nghi và Xuân Thái để được tham gia sản phẩm OCOP. Qua kiểm tra khảo sát sản phẩm, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện miền núi Như Thanh đã đưa vào danh sách những sản phẩm tiềm năng để xét sản phẩm OCOP năm 2021. Từ đó hình thành nên chuỗi sản xuất mật ong ở xã Phượng Nghi và xã Xuân Thái, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cung ứng cho thị trường trong nước và nước ngoài.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng thông minh, thậm chí vượt xa con người, nhưng sẽ không có chuyện AI kiểm soát con người. Đó là khẳng định của GS. Yann LeCun, Đại học New York, Giám đốc Khoa học Trí tuệ nhân tạo tại Meta (Hoa Kỳ), một trong những người tiên phong đặt nền phóng cho sự phát triển của AI.
(Thanh tra) - Nhằm thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi bão số 3, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 4520/UBND-VX gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ngành liên quan, cùng UBND các huyện, thị xã và thành phố. Đây là một bước quan trọng nhằm đảm bảo các hộ gia đình bị thiệt hại có nơi ở ổn định, an toàn.
Bùi Bình
22:58 22/11/2024Văn Thanh
22:01 22/11/2024Nam Dũng
21:38 22/11/2024Trần Kiên
21:14 22/11/2024Thu Huyền
21:08 22/11/2024Hương Giang
Trần Kiên
Bùi Bình
Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam