Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Quy chuẩn quốc gia về dịch vụ bưu chính công ích về tới vùng dân tộc tại Vĩnh Phúc

Oanh Oanh

Thứ tư, 17/11/2021 - 16:58

(Thanh tra) - 40 xã, thị trấn thuộc vùng dân tộc và miền núi tại Vĩnh Phúc được bố trí tổng số 144 bưu cục, điểm phục vụ dịch vụ bưu chính, viễn thông đạt tỷ lệ bán kính phục vụ bình quân 1,7km/điểm, số dân phục vụ bình quân khoảng 7.000 người/điểm, đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dịch vụ bưu chính công ích.

Cột sóng được đặt tại một thị trấn. Ảnh minh họa: KA

Theo thống kê của Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc, hạ tầng mạng lưới, dịch vụ bưu chính trên địa bàn tỉnh có 12 doanh nghiệp hoạt động bưu chính. Mạng lưới này phục vụ ổn định, rộng khắp toàn tỉnh trong đó có 40 xã, thị trấn thuộc vùng dân tộc và miền núi với tổng số 144 bưu cục, điểm phục vụ, bán kính phục vụ bình quân 1,7km/điểm, số dân phục vụ bình quân khoảng 7.000 người/điểm, đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dịch vụ bưu chính công ích. Địa phương cũng tăng cường sử dụng dịch vụ bưu chính nhằm bảo đảm an toàn thông tin, khảo sát, điều tra sản lượng và giá cước bình quân đối với dịch vụ bưu chính công ích và dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí trên địa bàn tỉnh...

Đặc biệt, về hạ tầng mạng lưới, dịch vụ viễn thông, hạ tầng truyền dẫn trên địa bàn tinh đã được cáp quang hóa 100%, tạo ra tính tuyệt đối về băng thông, tốc độ, chất lượng. Doanh nghiệp đã phát triển hạ tầng mạng lưới đến các xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi vùng khó khăn của tỉnh đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân.

Chưa kể, cáp quang đã được kết nối đến tất cả các xã, phường, thị trấn, thôn, làng, bản trên địa bàn tỉnh. Tính đến ngày 10/3/2021, toàn tỉnh có 2.675 trạm thu phát sóng thông tin di động, phủ sóng di động 3G, 4G toàn tỉnh đạt 100%, đã triển khai lắp đặt thử nghiệm 02 trạm 5G của Viettel, phát sóng 5G vào tháng 3/2021; 1.181.625 thuê bao điện thoại di động, trong đó 908,460 thuê bao sử dụng điện thoại thông minh; 198.446 thuê bao Internet băng rộng cố định và 760.565 thuê bao Internet băng rộng di động, tỷ lệ hộ gia đình có Internet băng rộng cố định là 64,5 %.

Một điểm đáng chú ý khác, hạ tầng mạng truyền số liệu chuyên dùng đã kết nối đến 169 đơn vị, địa phương, đồng bộ đến cấp xã (trong đó có 40 xã, thị trấn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi). Hạ tầng cáp quang được doanh nghiệp triển khai đến 136 xã, phường, thị trấn (gồm có 40 xã, thị trấn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi ) đã giúp trang bị và nâng cấp nền tảng công nghệ thông tin phục vụ công tác nói chung và công tác dân tộc nói riêng.

Ngoài những kết quả nổi bật nói trên về ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh Vĩnh Phúc cũng triển khai tốt các công tác: đào tạo, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về việc ứng dụng công nghệ thông tin cho đồng bào dân tộc thiểu số và xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, văn bản chỉ đạo để thực hiện Đề án theo Quyết định 414/QĐ của Thủ tướng Chính phủ...

Trong nhóm giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận thông tin, chú trọng các lĩnh vực kinh tế - xã hội về an ninh quốc phòng, tỉnh Vĩnh Phúc đã giao Ban Dân tộc chủ trì phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các địa phương nghiên cứu tham mưu với UBND tỉnh xây dựng Bộ Dữ liệu về các dân tộc thiểu số.

Tập trung vào các lĩnh vực: Lịch sử, văn hóa, lễ hội, phong tục tập quán các dân tộc thiểu số; các sản phẩm truyền thống của đồng bào; thông tin địa lý vùng dân tộc thiểu số có tích hợp dữ liệu thông tin đa phương tiện.

Đồng thời, xây dựng hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin thuận lợi trên thiết bị di động thông minh để hỗ trợ phổ biến đường lối chính sách, pháp luật; giáo dục về giới tính, quyền phụ nữ, quyền trẻ em, cung cấp thông tin việc làm phù hợp với trình độ, nhu cầu của đồng bào dân tộc thiểu số...

Bên cạnh những mặt làm được, tỉnh Vĩnh Phúc cũng thẳng thắn nhìn nhận những khó khăn, vướng mắc gặp phải như: Trình độ, năng lực, kỹ năng về công nghệ thông tin và truyền thông của một bộ phận cán bộ làm công tác dân tộc cấp huyện, xã và đặc biệt là người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn hạn chế; việc xây dựng, phát triển các ứng dụng hỗ trợ cảnh báo thiên tai, thảm họa, cứu hộ, cứu nạn vùng đồng bào dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn; chưa có cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ lao động, sản xuất.

Vì vậy, tỉnh trung du miền Bắc Việt Nam đề nghị Ủy ban Dân tộc có văn bản hướng dẫn các địa phương tổ chức triển khai xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về công tác dân tộc phù hợp, đồng bộ, thống nhất. Đồng thời, thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ theo dõi tham mưu triển khai thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin của Ban Dân tộc các tỉnh, thành phố.

Như vậy, với việc được đầu tư khá đồng bộ hạ tầng về viễn thông và các dịch vụ công ích, vùng dân tộc thiểu số tại Vĩnh Phúc đã từng bước được thay đổi được diện mạo nông thôn vùng khó khăn. Đồng thời, bà con thôn bản chính là đối tượng được hưởng lợi từ việc đầu tư hạ tầng và phát triển các dịch vụ này, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

(Thanh tra) - Nhằm thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi bão số 3, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 4520/UBND-VX gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ngành liên quan, cùng UBND các huyện, thị xã và thành phố. Đây là một bước quan trọng nhằm đảm bảo các hộ gia đình bị thiệt hại có nơi ở ổn định, an toàn.

Bùi Bình

22:58 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm