Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn: Dự báo yếu, thiết bị thiếu

Thứ năm, 12/05/2016 - 18:37

(Thanh tra) - Chủ trì hội nghị trực tuyến tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn từ năm 2015 đến nay và triển khai nhiệm vụ những tháng tiếp theo, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nêu rõ, hạn chế lớn nhất là công tác dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn vẫn chưa được khắc phục, trong khi trang thiết bị phục vụ công tác này còn thiếu…

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần tập trung vào một số giải pháp cụ thể ứng phó với lũ lụt, hạn hán....

Vài tháng đầu năm thiệt hại lớn hơn cả năm 2015

Theo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, tính từ năm 2015 đến nay, tổng số thiệt hại do thiên tai gây ra lên tới hơn 17.800 tỉ đồng. Đáng chú ý là chỉ vài tháng đầu năm 2016, thiệt hại do thiên tai đã lớn hơn cả năm 2015.

Năm 2015, thiên tai làm 154 người chết, 127 người bị thương; 1.242 nhà bị đổ, sập, trôi; 35.233 nhà bị ngập, hư hại, tốc mái; 445.110 ha diện tích lúa và hoa màu bị thiệt hại... Tổng thiệt hại vào khoảng 8.114 tỉ đồng.

Trong khi đó, những tháng đầu năm 2016, thiên tai tiếp tục hoành hành khiến 11 người chết, 41 người bị thương; 475.580 hộ dân bị thiếu nước; 290.368 ha lúa, hoa màu và 161.365 ha cây công nghiệp, cây ăn quả bị thiệt hại; 19.804 con gia súc và 44.272 gia cầm bị chết; 7.145 ha thủy sản bị thiệt hại.

Ước tính, tổng thiệt hại do thiên tai gây ra trong những tháng đầu năm 2016 còn cao hơn cả năm 2015 với 9.735 tỉ đồng. Tình riêng, thiệt hại do rét đậm, rét hại là 700 tỉ đồng; thiệt hại do giông, lốc, sét, mưa đá là 129 tỉ đồng….

Thiệt hại lớn như vậy nhưng tình hình khí tượng thủy văn vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, các hiện tượng thiên tai bất thường xảy ra một cách cực đoan.

Hạn chế lớn nhất là dự báo, cảnh báo

Trước tình hình đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ rõ: “Hạn chế lớn nhất là công tác dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, đã được chỉ ra nhưng vẫn chưa được khắc phục, chưa đáp ứng yêu cầu”.

Cùng với đó, tiến độ đầu tư cho các chương trình phòng chống thiên tai còn hạn chế, trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn còn yếu và thiếu, do vậy cần ưu tiên rà soát các nguồn vốn để tăng cường cho những dự án thiết yếu phòng chống thiên tai.

Theo Phó Thủ tướng, chính công nghệ dự báo, hệ thống quan trắc chưa đồng bộ khiến việc quan trắc, dự báo khí tượng thủy văn, nhất là các hiện tượng thiên tai cực đoan như giông lốc, mưa lũ cục bộ vẫn còn khó khăn.

Các cơ quan chức năng không chủ động được trong chỉ đạo vận hành hồ chứa, tích, xả nước, kết quả là đến cuối mùa mưa thì nhiều hồ không tích đủ nước, dẫn tới những khó khăn về nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt trong mùa khô.

Ngoài ra, công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tính tự giác của doanh nghiệp, người dân trong phòng, chống thiên tai, sự cố, tai nạn còn hạn chế.

Hay nguồn kinh phí đầu tư cho công tác phòng ngừa và khắc phục thiên tai chưa nhiều cũng là nguyên nhân “đóng góp” vào những thiệt hại do thiên tai gây ra.

Ưu tiên các nguồn vốn để phòng, tránh thiên tai

Để chủ động phòng tránh, ứng phó hiệu quả với thiên tai, hạn chế rủi ro, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần tập trung vào một số giải pháp cụ thể ứng phó với lũ lụt, hạn hán, vận hành hợp lý hồ chứa thủy điện, thủy lợi đảm bảo an toàn công trình vùng hạ du và cấp nước trong mùa kiệt; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý cho vùng thường xuyên bị thiên tai.

Kiểm tra đánh giá thực trạng hệ thống đê điều, hồ đập, khu vực sạt lở nguy hiểm nhất; xác định vị trí trọng điểm, xung yếu, có nguy cơ mất an toàn; xây dựng phương án, bố trí nguồn kinh phí để xử lý kịp thời đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão và các năm tiếp theo.

Cùng với đó, tăng cường các biện pháp tuyên truyền phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương để người dân có thể nắm được thông tin về thiên tai và chủ động phòng ngừa, ứng phó với thiên tai, sự cố.

Riêng các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long vẫn phải tích cực triển khai các giải pháp chủ động ứng phó hiệu quả, khắc phục tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, sẵn sàng phương án ứng phó với lũ lụt do tác động của La Nina.

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Tĩnh xuất hiện hiện tượng lừa đảo khách hàng dùng điện

Hà Tĩnh xuất hiện hiện tượng lừa đảo khách hàng dùng điện

(Thanh tra) - Những ngày vừa qua, trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) xuất hiện hiện tượng mạo danh nhân viên điện lực để đòi nợ tiền điện và yêu cầu khách hàng thao tác các bước theo đường dẫn (link) đối tượng cung cấp.

Theo EVNNPC

21:24 12/12/2024
Điện lực Bát Xát nhận nuôi trẻ mồ côi do bão số 3 gây ra

Điện lực Bát Xát nhận nuôi trẻ mồ côi do bão số 3 gây ra

(Thanh tra) - Hưởng ứng lời kêu gọi “Mỗi cơ quan, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” và với tinh thần tương thân tương ái, Điện lực Bát Xát (thuộc Công ty Điện lực Lào Cai) đã có một nghĩa cử cao đẹp khi nhận nuôi và hỗ trợ em Lý Thanh Chiêu (sinh năm 2015), một trẻ mồ côi cha do hậu quả của cơn bão số 3 vừa qua.

Theo EVNNPC

21:11 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm