Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 09/12/2020 - 14:00
Trong 10 năm đã có trên 4.350 lượt chương trình, giáo trình đào tạo được xây dựng mới và 12.875 lượt chương trình, giáo trình được rà soát, bổ sung, biên soạn lại
Giáo trình dạy nghề. Ảnh minh họa (nguồn internet)
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo các địa phương rà soát danh mục nghề đào tạo, xây dựng mức chi phí đào tạo cho từng nghề và rà soát lại các cơ sở dạy nghề, các chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn, đảm bảo cung cấp cho người học các kiến thức, kỹ năng thực hành nghề và các kỹ năng mềm (về pháp luật lao động, an toàn lao động, kỹ năng làm việc theo tổ, nhóm, kiến thức kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp).
Trong 2 năm (2010-2012), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã thí điểm xây dựng 55 chương trình dạy nghề, 39 danh mục thiết bị dạy nghề trình độ sơ cấp; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, ban hành 132 chương trình dạy nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, làm cơ sở để các cơ sở tham gia dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn tham khảo, xây dựng chương trình.
Trên cơ sở kết quả thí điểm, kể từ năm 2012, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã giao cho địa phương chỉ đạo các cơ sở dạy nghề chủ động rà soát, xây dựng, phê duyệt chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn cho phù hợp với điều kiện thực tế và đặc điểm tình hình của từng địa phương (theo Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010; Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015; Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015; Thông tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2018).
Các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cơ sở dạy nghề xây dựng các chương trình dạy nghề trong danh mục các nghề đã được phê duyệt, trong đó tập trung triển khai chương trình dạy nghề theo vị trí làm việc tại doanh nghiệp và có sự tham gia của doanh nghiệp.
Theo báo cáo của các địa phương, trong 10 năm, đã có trên 4.350 lượt chương trình, giáo trình đào tạo được xây dựng mới và 12.875 lượt chương trình, giáo trình được rà soát, bổ sung, biên soạn lại, trong đó 5.625 chương trình phi nông nghiệp, 7.520 chương trình, giáo trình đào tạo nghề nông nghiệp.
Liên Liên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Việt Nam được Liên hiệp quốc coi là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.
T.Thanh
13:44 12/12/2024(Thanh tra) - Hà Nội sẽ hạn chế hoặc cấm lưu thông với nhiều phương tiện chạy bằng xăng dầu gây ô nhiễm cao vào vùng phát thải thấp. Thí điểm trước tiên ở 2 quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.
Hải Hà
12:08 12/12/2024Trần Lê
10:32 12/12/2024Thu Nga
21:26 11/12/2024Trần Kiên
20:41 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Bùi Bình
Hải Hà
Văn Thanh
Bùi Bình