Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 12/07/2012 - 14:57
(Thanh tra) - Theo kết quả một khảo sát mới đây, 88,94% người khuyết tật từ 16 tuổi trở lên chưa được đào tạo chuyên môn. Điều này cho thấy, để người khuyết tật được đào tạo nghề và tìm được việc làm phù hợp là điều rất khó khăn.
Nghề thêu thu hút đông lao động là người khuyết tật
Khó từ tay nghề của người khuyết tật…
Khảo sát mới đây của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho thấy, đa số người khuyết tật thường sống ở các vùng nông thôn, trình độ học vấn chưa cao. Hiện cả nước có khoảng 6,7 triệu người khuyết tật, trong đó khoảng 37% là hộ nghèo; 24% ở nhà tạm; 34,4% từ 6 tuổi chưa biết chữ; 21% chưa tốt nghiệp tiểu học; 88,94% người khuyết tật từ 16 tuổi trở lên chưa được đào tạo chuyên môn.
Đây chính là lý do khiến số đông người khuyết tật chưa có việc làm mà phải sống dựa vào gia đình, người thân và trợ cấp xã hội. Trong trường hợp có việc làm thì công việc chủ yếu của họ là làm nông nghiệp, chưa được ưu tiên trong việc tiếp cận các việc làm phù hợp. Chỉ 5% làm việc trong lĩnh vực dịch vụ, buôn bán và một số ít làm việc trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và hành chính sự nghiệp.
Bên cạnh đó, việc đào tạo nghề cho người khuyết tật cũng còn gặp nhiều trở ngại. Thời gian đào tạo nghề cho người khuyết tật thường kéo dài hơn người bình thường từ 2 đến 3 lần. Đây chính là những nguyên nhân khiến người khuyết tật hạn chế trong việc tìm kiếm nghề nghiệp ổn định, tự nuôi sống bản thân.
Đến nhận thức của doanh nghiệp và xã hội
Thực tế, người khuyết tật vẫn có thể đóng góp cho xã hội nếu như họ có kỹ năng, việc làm và được trợ giúp thích hợp. Tuy nhiên, định kiến của xã hội và nhận thức cộng đồng đối với người khuyết tật vẫn còn nhiều vấn đề đáng bàn. Do đó, để họ có được việc làm phù hợp còn gặp nhiều khó khăn.
Một mặt, người khuyết tật khó có thể theo học những ngành đòi hỏi kỹ thuật cao, nhiều cơ hội xin được việc làm. Họ còn thiếu các kỹ năng nghề cũng như các kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm và kỷ luật. Đối với nhóm ngành nghề thủ công, người khuyết tật có thể tham gia lao động thì cơ hội của họ rất thấp vì tính cạnh tranh cao.
Mặt khác, các doanh nghiệp cũng không thực sự mặn mà trong việc tuyển dụng lao động là người khuyết tật. Dù đã có quy định cụ thể về số lượng lao động là người khuyết tật tham gia làm việc nhưng đa phần cac doanh nghiệp không tuân thủ chặt chẽ. Đa phần họ có tâm lý e ngại, không tin tưởng vào tay nghề của người khuyết tật. Trong khi đó, chương trình đào tạo nghề cho người khuyết tật tại các cơ sở đào tạo lại chưa có giáo trình, giáo án chuyên biệt và chưa có nghiệp vụ đào tạo cho nhóm đối tượng yếu thế.
Mặc dù, hàng năm việc tạo việc làm cho người khuyết tật vẫn được đẩy mạnh thông qua Chương trình Quốc gia về việc làm. Tuy nhiên, việc thực hiện trong thực tế vẫn còn nhiều khó khăn, còn thiếu các chương trình, dự án, nguồn lực để đưa các quy định vào thực tiễn cuộc sống. Người khuyết tật cơ bản vẫn tự tìm kiếm việc làm, và họ còn gặp nhiều trở ngại trong quá trình tìm kiếm việc làm. Do đó, để họ có thể có được nghề nghiệp ổn định, tự nuôi sống bản thân cần có sự chung tay của cả xã hội.
H.Yến
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hà Nội sẽ hạn chế hoặc cấm lưu thông với nhiều phương tiện chạy bằng xăng dầu gây ô nhiễm cao vào vùng phát thải thấp. Thí điểm trước tiên ở 2 quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.
Hải Hà
12:08 12/12/2024(Thanh tra) - Sáng nay (12/12), Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã khai mạc Kỳ họp thứ 24.
Trần Lê
10:32 12/12/2024Thu Nga
21:26 11/12/2024Trần Kiên
20:41 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Văn Thanh
Bùi Bình
Hải Hà
Văn Thanh
Bùi Bình
CB
Hải Hà
Chính Bình
Trọng Tài
Thái Hải
Hoàng Long
Hải Hà