Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 03/12/2020 - 19:00
(Thanh tra)- Thực hiện Quyết định số 1019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020, tỉnh Ninh Bình đã có nhiều cách làm linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với từng địa phương và đối tượng cụ thể.
Học văn hóa theo chương trình giáo dục đặc biệt bậc Tiểu học tại trường Phục hồi chức năng và Dạy nghề cho người khuyết tật Khoái Châu. Ảnh: Anh Tuấn
Thông qua Đề án, Ninh Bình đã triển khai nhiều chính sách nhằm tạo điều kiện cho người khuyết tật tiếp cận các chương trình an sinh xã hội và giảm nghèo, giúp họ tự tin hòa nhập cộng đồng.
Quan tâm trợ giúp người khuyết tật
Những năm qua, Hội Người khuyết tật huyện Gia Viễn đã có nhiều hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ thiết thực, góp phần cùng cấp ủy, chính quyền địa phương chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người khuyết tật trên địa bàn. Hiện, hội có 102/161 hội viên được hưởng chế độ bảo trợ xã hội thường xuyên theo Nghị định số 28/2012/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Người Khuyết tật.
Chia sẻ với những khó khăn của người khuyết tật, hàng năm, Hội Người khuyết tật huyện Gia Viễn tổ chức thăm, tặng quà người khuyết tật trên địa bàn; mời cán bộ Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Ninh Bình tư vấn pháp luật, chế độ, chính sách của Nhà nước đối với người khuyết tật cho hội viên.
Ông Bùi Văn Luyện, Chủ tịch Hội Người khuyết tật huyện Gia Viễn cho biết, nhiều hội viên với ý chí vượt khó, khát vọng thay đổi cuộc sống đã tích cực học nghề, lao động sản xuất, từng bước xóa đói, giảm nghèo, vươn lên thành hộ có kinh tế ổn định, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo tại địa phương. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trong Hội chỉ còn 5,2%, bình quân mỗi năm giảm khoảng 1%.
Ngoài các huyện, thành phố, các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh cũng căn cứ chức năng, nhiệm vụ tích cực tham gia triển khai Đề án. Tiêu biểu như ngành Y tế tích cực tổ chức nhiều hoạt động truyền thông về phòng ngừa, phục hồi chức năng cho người khuyết tật, xây dựng mạng lưới cán bộ chuyên trách, cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo về phục hồi chức năng; tập huấn triển khai chương trình phát hiện sớm khuyết tật, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; tổ chức hoạt động khám sàng lọc dị tật, tổ chức phẫu thuật chỉnh hình...
Ngành Giáo dục và Đào tạo đã triển khai tốt công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật; tập huấn giáo dục hòa nhập cho gần 10.000 lượt cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ trẻ khuyết tật; từ đó huy động được sự đóng góp của cộng đồng hỗ trợ trẻ khuyết tật học hòa nhập thông qua nhiều hoạt động như: Tặng sách chuyên môn giáo dục hòa nhập; khám sàng lọc, cấp xe lăn, máy trợ thính; xây dựng phòng hỗ trợ đặc biệt cho trẻ khuyết tật... Ngành Văn hóa - Thể thao và ngành Du lịch cũng từng bước thực hiện miễn giảm giá vé, giá dịch vụ cho người khuyết tật. Các ngành Xây dựng, Giao thông vận tải bước đầu thực hiện, áp dụng các văn bản pháp quy, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành đảm bảo cho người khuyết tật tiếp cận, sử dụng các công trình giao thông công cộng.
Hiện, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 25.950 người khuyết tật, chiếm 2,6% dân số, trong đó tập trung nhiều vào nhóm khuyết tật vận động (43,6%), khuyết tật thần kinh (17,4%), khuyết tật trí tuệ (14,3%), khuyết tật nghe nhìn (10,8%), đa phần là nhóm người từ 16 đến 60 tuổi (54,5%). Nhìn chung, đời sống của người khuyết tật còn gặp khó khăn do bệnh tật, sức khoẻ kém hoặc không có khả năng lao động, khó tìm được việc làm phù hợp, thu nhập bấp bênh...
Tạo sinh kế cho người khuyết tật
Nhằm tạo sinh kế cho người khuyết tật, những năm qua, thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội cùng với Hội Người khuyết tật tỉnh Ninh Bình đã triển khai hiệu quả công tác dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật. Nhờ đó, số hội viên được học nghề, duy trì việc làm tăng lên với mức thu nhập trung bình đạt 2 triệu đồng/tháng. Từ năm 2012 đến nay đã có 547 người khuyết tật được đào tạo nghề, trong đó 426 người tìm được việc làm. Hiện, toàn tỉnh có khoảng 40 mô hình tự tạo việc làm của người khuyết tật. Những mô hình này không những giải quyết việc làm cho người đồng cảnh, còn tạo cơ hội việc làm cho các thành viên trong gia đình, lao động địa phương.
Mắc căn bệnh loãng xương cơ tiến triển khiến khả năng đi lại bị hạn chế, nhưng anh Trần Ngọc Hòe, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư đã vượt khó vươn lên học nghề làm tranh giấy.
Anh Trần Ngọc Hòe cho biết, nhờ học được nghề phù hợp với sức khỏe giúp anh tự lao động nuôi sống bản thân, giảm bớt sự phụ thuộc kinh tế cho gia đình, đồng thời loại bỏ tâm lý mặc cảm, thiếu tự tin để hòa nhập tốt với xã hội. Theo anh Hòe, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và tìm việc làm cho người khuyết tật cần được quan tâm hơn nữa.
Chia sẻ với khó khăn của người khuyết tật, tỉnh Ninh Bình đã triển khai các chính sách nhằm tạo điều kiện cho họ tiếp cận các chương trình an sinh xã hội, giảm nghèo. Hàng năm, Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh tổ chức nhiều đoàn trợ giúp pháp lý lưu động đến các xã phường, thị trấn để trợ giúp pháp lý miễn phí cho hộ nghèo, người khuyết tật; tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người khuyết tật trong các hoạt động tố tụng.
Thực hiện Nghị định số 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, tỉnh Ninh Bình cũng đã điều chỉnh đối tượng trợ cấp thường xuyên cho đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó có người khuyết tật. Qua đó đã điều chỉnh trợ cấp nuôi dưỡng cho gần 500 đối tượng tại các cơ sở bảo trợ xã hội và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 21.770 người khuyết tật. Trong gần 9 năm qua, toàn tỉnh đã khám sàng lọc khuyết tật cho 31.570 trẻ sơ sinh, trẻ dưới 6 tuổi; 11.323 người khuyết tật được lập hồ sơ theo dõi sức khỏe; 15.786 người khuyết tật được hướng dẫn phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng...
Ông Phạm Hữu Chính, Chủ tịch Hội Người khuyết tật tỉnh Ninh Bình cho biết, thông qua Đề án đã có nhiều người khuyết tật trên địa bàn được rà soát để có hướng trợ giúp kịp thời, góp phần cải thiện cuộc sống. Đặc biệt, được học nghề, tạo việc làm là một trong những biện pháp quan trọng giúp người khuyết tật xóa đói, giảm nghèo, đồng thời mở ra hy vọng về một cuộc sống ổn định, giúp họ hòa nhập cộng đồng. Hiện, Hội Người khuyết tật tỉnh Ninh Bình đang tiếp tục triển khai hiệu quả Dự án "Hòa nhập xã hội cho người khuyết tật thông qua phát triển mạng lưới và tăng cường liên kết mạng lưới các tổ chức của người khuyết tật" do tổ chức Catholic Relief Services (CRS) tài trợ và Dự án "tăng cường năng lực và phát triển tổ chức hội người khuyết tật cấp tỉnh của Việt Nam" do Hiệp hội Nạn nhân bại liệt và tai nạn Đan Mạch (PTU) tài trợ.
Thực hiện Quyết định số 1190/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030, ngày 19/10/2020, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Kế hoạch số 04/KH-UBND thực hiện Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay, người khuyết tật tỉnh Ninh Bình vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Thời gian tới, chính quyền các cấp cần có giải pháp tối ưu để Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030 được thực hiện hiệu quả; qua đó, giúp người khuyết tật trên địa bàn tiếp cận tốt hơn các dịch vụ công cộng, được đào tạo nghề phù hợp với khả năng, nhu cầu của thị trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.
Thùy Dung
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhằm thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi bão số 3, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 4520/UBND-VX gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ngành liên quan, cùng UBND các huyện, thị xã và thành phố. Đây là một bước quan trọng nhằm đảm bảo các hộ gia đình bị thiệt hại có nơi ở ổn định, an toàn.
Bùi Bình
22:58 22/11/2024(Thanh tra) - Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về chống khai thác IUU, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai thực hiện đồng bộ và quyết liệt các giải pháp chống khai thác IUU.
Văn Thanh
22:01 22/11/2024Nam Dũng
21:38 22/11/2024Trần Kiên
21:14 22/11/2024Thu Huyền
21:08 22/11/2024T.Thanh
21:05 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương