Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 29/01/2019 - 14:22
(Thanh tra)- Bị mù cả hai mắt, mưu sinh bằng nghề bán chổi rong, đã nhiều lần “thập tử nhất sinh” dưới gầm ô tô, nhưng chị Dương Thị Thanh không thể bỏ nghề. Mặc dù cái khó vẫn chưa buông tha nhưng chị vẫn lạc quan, yêu đời, khi có sự sẻ chia, giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm.
Chị Thanh cùng chị Vân dựa vào nhà để kiếm sống. Ảnh: TQ
Chị Dương Thị Thanh (sinh năm 1964, xã Thạch Tiến, Thạch Hà, Hà Tĩnh), sinh ra trong gia đình nghèo khó, éo le, lại bị mù bẩm sinh, nên cuộc sống gặp muôn vàn khó khăn.
Khi chị lên 7 tuổi thì bố chị đi bước nữa, để lại ba mẹ con sống với nhau trong túp lều rách nát. Mẹ chị ốm đau luôn và đến năm 2005 thì nằm liệt một chỗ. Cậu em Dương Văn Nhân lớn lên thì đi làm ăn ở xa nên chị phải một mình vừa tự lo cho bản thân và chăm sóc cho mẹ.
Năm 2008, Chương trình "Nhịp cầu nhân ái" của Đài Truyền hình tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với địa phương xây cho mẹ con chị ngôi nhà hai gian. Năm 2011, cậu em trai trở về cưới vợ và cùng ở chung trong ngôi nhà này. Năm 2013 thì mẹ chị mất.
Chị hiện là hội viên Hội Người mù huyện Thạch Hà, mỗi tháng được hưởng tiền trợ cấp 405.000 đồng. Do cuộc sống thiếu thốn, hay bị đau ốm nên chị phải mưu sinh bằng nghề bán chổi rong.
Ngôi nhà mà chị Thanh đang chung sống với vợ chồng cậu em. Ảnh: TQ
Ông Nguyễn Trường Sinh, Chủ tịch Hội Người mù huyện Thạch Hà cho biết, hiện Hội đang quản lý 220 hội viên. Tùy vào từng độ tuổi, giới tính, các hội viên của Hội đều được học nghề như làm tăm, làm chổi, tẩm quất, bấm huyệt, học chữ braille (chữ nổi). Chị Thanh cũng được học nghề làm chổi, để có thêm thu nhập, chị vừa làm vừa đi bán các sản phẩm của mình và các hội viên làm ra.
“Do quỹ Hội khó khăn, nên các ngày lễ, tết, mỗi hội viên cũng chỉ được vài trăm nghìn đồng, lúc nào có thì được thêm mấy cân gạo”, ông Sinh chia sẻ.
Theo ông Đặng Hữu Thắng, Chủ tịch UBND xã Thạch Tiến, do điều kiện kinh tế địa phương khó khăn nên không có gì trợ cấp thêm cho chị Thanh, vào các ngày lễ, tết, xã cũng chỉ có ít quà gọi là động viên tinh thần.
Chị Thanh cho biết, chị đã rong ruổi khắp thành phố Hà Tĩnh hơn 10 năm nay để mưu sinh bằng nghề bán chổi. “Do không thấy đường đi, nên vấp ngã xuống mương, ra đường là chuyện thường ngày. Nhiều lần bị ngã vào gầm ô tô, nhưng chị đều thoát nạn, trong đó có một lần bị gẫy tay”, chị Thanh chia sẻ.
Hàng ngày chị vẫn rong ruổi đi bán chổi. Ảnh: TQ
Thấy chị là người có bản lĩnh, không đi xin ăn mà dùng sức lao động để kiếm sống nên được nhiều người yêu quý. “Thấy tôi nghèo khó, họ thương, họ mua chổi cho, có người thì mua đúng giá, người thì vừa mua, vừa cho thêm tiền”, chị Thanh cảm động nói.
Tuy vậy, cũng có một số người vô đạo đức, “lừa” cả miếng ăn của người mù. “Có mấy lần họ giả vờ mua chổi của tôi, họ nói đưa tiền ra để trả lại, rồi họ lừa lấy hết tiền của tôi”, chị Thanh nghẹn ngào nói.
Chị Thanh cho biết, trước đây, chị được ở nhờ trong trụ sở của Hội, nhưng 5 năm nay, Hội không cho ở nữa nên chị phải ra ngoài thuê trọ. Hiện chị Thanh cùng với chị Trần Thị Vân (44 tuổi, xã Thạch Ngọc, huyện Thạch Hà), người trong Hội thuê chung phòng trọ. Ngày ngày họ cùng nhau đi bán chổi và động viên chăm sóc nhau như hai chị em ruột.
“Mỗi tháng hai chị em đi bán được khoảng 1,5 triệu đồng tiền lãi, trả phòng trọ hết 600 nghìn đồng, số còn lại hai chị em trang trải cho cuộc sống”, chị Thanh cho biết.
Thấy hoàn cảnh của chị khó khăn, một số phóng viên, nhà báo hoạt động trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã chia sẻ hoàn cảnh của chị lên mạng xã hội, kêu gọi mọi người giúp đỡ và chị Thanh đã nhận được nhiều tình cảm sẻ chia cũng như vật chất của các nhà hảo tâm.
Ngoài việc ủng hộ tinh thần, vật chất cho chị Thanh, nhóm phóng viên, nhà báo còn tổ chức các buổi “bán chổi lives tream” giúp chị.
Nhà báo Nguyễn Văn Dũng (Báo Dân trí tại Hà Tĩnh) cho biết, chị Thanh là người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhưng có ý chí nghị lực phi thường nên ai cũng quý chị ấy. Nhà báo Văn Dũng cũng đã có một số bài viết về thân phận của chị Thanh. Thỉnh thoảng anh lại nhận được cuộc gọi nhờ giúp từ chị Thanh, nhưng chị không xin tiền mà chị nhờ giúp đỡ bằng việc… bán chổi.
“Đầu tháng 11/2018, tôi nhận được cuộc điện thoại của chị Thanh, chị bảo, chị đang nằm điều trị trong bệnh viện, nhưng hết tiền mua thuốc, trả viện phí. Tôi và nhóm phóng viên, nhà báo đã giúp chị có tiền chữa bệnh bằng cách “bán chổi lives tream”. Sau hơn 1 giờ, chúng tôi đã kêu gọi và bán được cho chị trên 200 cái chổi. Giá trị mỗi chổi từ 30 – 35 nghìn đồng/cái, song nhiều người mua tới 200 nghìn đồng/cái, thậm chí cao hơn”.
Một buổi “bán chổi lives tream” của nhóm phóng viên, nhà báo tại Hà Tĩnh giúp chị Thanh. Ảnh: TQ
Hôm đó, nhờ chú Dũng (Nhà báo Văn Dũng) và các cô, các chú đã giúp chị bán được hơn 11 triệu đồng cả vốn lẫn lãi và tiền các nhà hảo tâm vừa mua vừa cho. “Số chổi này bình thường để chị đi bán phải mất 3 - 4 tháng mới bán hết, nhờ sự giúp đỡ của mọi người mà chị có thể yên tâm chữa bệnh”, chị Thanh cảm động cho biết.
Mới đây, trên trang Facebook cá nhân của Nhà báo Nguyễn Văn Dũng xuất hiện tấm hình của chị Thanh đang ngồi trên vỉa hè với bó chổi cùng dòng trạng thái: Vẫn là giọng chị, đơn đớt, thật thà: “Chú Dũng ơi, gần Tết bán cho chị ít chổi với nha. Không là chị không có Tết mô chú Dũng à”.
Trong khi người người, nhà nhà đang chuẩn bị đón một cái Tết an lành trong tình thương yêu của gia đình thì chị Thanh đang chờ cái Tết qua sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm.
“Để giúp chị Thanh có cái Tết đầm ấm, tới đây, nhóm phóng viên, nhà báo chúng tôi sẽ tổ chức một cuộc “bán chổi lives tream” giúp chị”, Nhà báo Nguyễn Văn Dũng cho biết.
Cầu chúc cho chị mạnh khỏe và tiếp tục nhận được nhiều sự chia sẻ bằng tình cảm và vật chất của các nhà hảo tâm để cuộc sống của chị vơi đi phần nào khó khăn.
Ngô Khuyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thực hiện Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2023 – 2025, tỉnh Yên Bái đã đạt được thành tích đáng tự hào. Đến nay, toàn tỉnh đã hoàn thành xây dựng và sửa chữa 2.995 căn nhà trong tổng số 3.022 căn theo kế hoạch, tương đương 99%.
Bùi Bình
00:00 13/12/2024(Thanh tra) - Những ngày vừa qua, trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) xuất hiện hiện tượng mạo danh nhân viên điện lực để đòi nợ tiền điện và yêu cầu khách hàng thao tác các bước theo đường dẫn (link) đối tượng cung cấp.
Theo EVNNPC
21:24 12/12/2024Theo EVNNPC
21:11 12/12/2024Theo EVNNPC
21:10 12/12/2024Thái Hải
20:36 12/12/2024T.Thanh
18:48 12/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC