Theo dõi Báo Thanh tra trên
CTV Hồng Bài
Thứ sáu, 24/07/2020 - 20:28
(Thanh tra)- Thấm nhuần đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc, 73 năm qua, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Nam Định luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng bằng những việc làm đầy nghĩa tình, góp phần làm vơi đi nỗi đau của các gia đình liệt sĩ; khơi dậy và phát huy tinh thần tự lực tự cường của thương binh, bệnh binh, người có công.
Lãnh đạo Tỉnh ủy, Sở LĐTBXH tỉnh Nam Định tặng quà gia đình liệt sĩ nhân kỷ niệm 73 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7. (Ảnh: Sở LĐTBXH Nam Định)
Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cũng như trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế, đến nay, tỉnh Nam Định có hơn 36.000 liệt sĩ; 2.855 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; hơn 30.990 thương binh, trên 16.500 bệnh binh; hơn 16.000 người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học; trên 162.700 người có thành tích tham gia kháng chiến đã được tặng thưởng Huân chương, Huy chương Kháng chiến.
Ông Hoàng Đức Trọng, Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tỉnh Nam Định cho biết: Với vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Pháp lệnh Người có công của tỉnh, trong những năm qua, Sở LĐTBXH đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo, tổ chức tốt phong trào đền ơn đáp nghĩa, chăm lo gia đình chính sách của tỉnh bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả. Giải quyết kịp thời các chế độ chính sách; xây nhà ở, thăm hỏi, tặng quà… các gia đình chính sách, người có công với cách mạng.
Các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”, “Nhà tình nghĩa”, “Nhà đồng đội”, “Màu hoa đỏ”… được phát triển sâu rộng ở các địa phương, nhằm phát huy mọi nguồn lực trong xã hội, cộng đồng, cùng Nhà nước chăm sóc tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần của thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng.
Trong những năm qua, toàn ngành đã giải quyết và thực hiện chế độ chính sách cho trên 300.000 lượt người có công, thân nhân người có công và các diện đối tượng khác thuộc lĩnh vực người có công. Tham mưu, hướng dẫn thực hiện tốt việc điều chỉnh chế độ trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng khi Chính phủ ban hành Nghị định. Hàng năm tổ chức thường xuyên, đa dạng các hình thức hoạt động đền ơn đáp nghĩa, như: Tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Thương binh, liệt sĩ 27/7 trang trọng, ý nghĩa; tổ chức biểu dương, khen thưởng người có công tiêu biểu, các tập thể làm tốt công tác giải quyết chính sách, tích cực tham gia phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”.
Thương binh Vũ Đăng Khánh
(Mão Điền, Thuận Thành, Bắc Ninh)
Qua đó, đã góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng và nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân về công lao to lớn của các liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng. Tổ chức các đoàn đại biểu của tỉnh đi thăm, viếng, tổ chức các hoạt động tri ân tại các nghĩa trang liệt sĩ quốc gia: Nghĩa trang Trường Sơn; Đường 9; Nghĩa trang Việt - Lào; Nghĩa trang Vị Xuyên. Tổ chức cho đưa đoàn đại biểu người có công, thân nhân liệt sĩ tiêu biểu đi thăm Lăng, viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cùng với nguồn kinh phí thực hiện chế độ ưu đãi người có công từ ngân sách Nhà nước, Nam Định còn huy động các nguồn lực với hình thức xã hội hóa phong trào đền ơn đáp nghĩa, thực hiện chính sách ưu đãi phong phú, đa dạng, đem lại hiệu quả thiết thực, tạo sức lan tỏa sâu rộng, được cộng đồng xã hội tích cực hưởng ứng.
Kết quả, toàn tỉnh đã vận động Qũy “Đền ơn đáp nghĩa” ở cả 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) đạt trên 34 tỷ đồng; tổ chức xây mới 126 nhà tình nghĩa tặng cho người có công, với số tiền trên 6,5 tỷ đồng; hỗ trợ sửa chữa 184 nhà ở bị xuống cấp cho người có công, với số tiền hơn 2,6 tỷ đồng. 100% người có công được cấp thẻ bảo hiểm y tế.
Chương trình “Màu hoa đỏ” đã tặng 20 con bò sinh sản cho 20 gia đình người có công, trị giá 800 triệu đồng; thăm khám sức khỏe, cấp thuốc miễn phí; tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa cho các gia đình người có công với tổng số tiền trị giá gần 5 tỷ đồng.
Nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã hỗ trợ nhiều tỷ đồng xây nhà tình nghĩa tặng gia đình liệt sĩ, thương binh, nạn nhân chất độc da cam.
Hằng năm, Nam Định còn đầu tư hàng chục tỷ đồng cho công tác tu bổ, nâng cấp nghĩa trang liệt sĩ, bia, đài tưởng niệm, quy tập hài cốt liệt sĩ…
Đi đôi với công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho thương bệnh binh, người có công, trong những năm qua, Nam Định còn tổ chức dạy nghề cho đối tượng, con em đối tượng chính sách. Ngoài việc học nghề tập trung tại các trường nghề của tỉnh, phòng LĐTBXH các huyện còn mở lớp dạy nghề đến tận cơ sở xã, phường, thị trấn để giảm bớt khó khăn cho học viên, nhất là những học viên là thương binh.
Thấm nhuần lời Bác dạy “thương binh tàn nhưng không phế”, từ lớp học nghề, nhiều thương binh, nạn nhân chất độc da cam đã tự lập được cuộc sống, vượt qua nỗi đau bệnh tật vươn lên trở thành những tấm gương sản xuất kinh doanh giỏi, có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Điển hình là thương 1/4 Vũ Đức Trọng, xóm 1, xã Nghĩa Tân, huyện Nghĩa Hưng. Ông Trọng bị mất chân trái, chân phải bị dập nát xương, đầu bị mảnh đạn pháo. Sau khi chữa trị khỏi vết thương, ông Trọng rời quân ngũ về quê. Người thương binh 1/4 khởi nghiệp từ nghề sửa xe máy, xe đạp, khi có của ăn của để, ông Trọng đi học nghề mộc rồi đầu tư vốn vào kinh doanh đỗ gỗ nội thất. Bằng nghị lực của người lính Cụ Hồ, ông Trọng đã vượt qua nỗi đau thương tật, trở thành một điển hình trên lĩnh vực kinh doanh của xã Nghĩa Tân.
Nếu thương binh Vũ Đức Trọng làm giàu từ kinh doanh đỗ gỗ thì thương binh Ngô Văn Sích, thôn 11, xã Yên Lộc, huyện Ý Yên lại thoát nghèo, vươn lên trở thành triệu phú từ vườn cây ăn quả và con cá. Mới đầu, ông Sích thầu 4 sào đất thùng của xã để cải tạo làm vườn, cây đầu tiên là cây ổi, sau vài vụ thu hoạch ổi, ông Sích thầu thêm 5 sào đất liền kề đào ao nuôi cá. Với mô hình dưới cá, trên quả, từ một hộ cận nghèo, ông Sích đã vươn lên không chỉ thoát nghèo mà trở thành triệu phú.
Không chỉ ông Trọng, ông Sích, ở Nam Định còn có hàng trăm, hàng nghìn thương bệnh binh, người có công đã vượt qua nỗi đau thương tật, tự lực tự cường vươn lên hòa nhập cộng đồng, trở thành gương sáng trên nhiều lĩnh vực kinh doanh, sản xuất.
Giám đốc Sở LĐTBXH Hoàng Đức Trọng tự hào cho biết: Cùng với nhân dân cả nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Nam Định hướng về kỷ niệm 73 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ, với tấm lòng tri ân cao cả, Sở LĐTBXH nỗ lực phấn đấu, đưa phong trào đền ơn đáp nghĩa toàn tỉnh ngày càng lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội; thực hiện đầy đủ chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công bằng những việc làm thiết thực thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với người có công, góp phần tô thắm truyền thống quê hương Nam Định, vùng quê giàu truyền thống cách mạng, thắm đượm nghĩa tình.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhằm thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi bão số 3, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 4520/UBND-VX gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ngành liên quan, cùng UBND các huyện, thị xã và thành phố. Đây là một bước quan trọng nhằm đảm bảo các hộ gia đình bị thiệt hại có nơi ở ổn định, an toàn.
Bùi Bình
22:58 22/11/2024(Thanh tra) - Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về chống khai thác IUU, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai thực hiện đồng bộ và quyết liệt các giải pháp chống khai thác IUU.
Văn Thanh
22:01 22/11/2024Nam Dũng
21:38 22/11/2024Trần Kiên
21:14 22/11/2024Thu Huyền
21:08 22/11/2024T.Thanh
21:05 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương