Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 18/12/2016 - 10:41
(Thanh tra) - Trong nhiều ngày qua, các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên mưa lớn kéo dài, cộng với các nhà máy thủy điện liên tục xả nước đã gây lũ lụt nhiều nơi. Tuy lũ đang xuống, nhưng tại Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và TP Đà Nẵng nhiều vùng dân cư vẫn bị cô lập do nước lũ rút rất chậm.
Nước lũ ngập sâu nhiều tuyến đường chính trong TP Quảng Ngãi. Ảnh: Ngọc Phó
Đến trưa 17/12, hầu hết các vùng thấp của thị xã Điện Bàn, Quảng Nam như: Thị trấn Vĩnh Điện, Điện Phước, Điện Phương, Điện Nam Trung… vẫn bị ngập sâu. Theo thống kê, đến thời điểm hiện nay, toàn thị xã Điện Bàn có hơn 60% nhà dân bị chìm trong nước. Xã Điện Phương bị ngập nặng nhất, với hơn 70% nhà cửa ngập nước từ 0,4 - 0,6m.
Tại TP Hội An, từ sáng 16/12, lũ dâng cao trên mức báo động 3 là 0,35m, sau đó dâng lên gần 1m. Hầu hết các xã, phường ven sông như: Cẩm Kim, Cẩm Nam, Cẩm Thanh, Cẩm Hà, Thanh Hà… đều bị ngập. Nặng nhất là Cẩm Kim, trên 90% diện tích bị ngập.
Trước diễn biến khó lường của mưa lũ, UBND TP Hội An đã chỉ đạo thông báo rộng rãi trên hệ thống truyền thanh và giao cho các lực lượng chức năng cùng các địa phương ở vùng thấp lụt tăng cường kiểm soát người và phương tiện, không để cho người dân đi lại trên sông để vận chuyển khách hoặc vớt củi, gỗ... Đồng thời, TP cho học sinh các cấp nghỉ học trong 2 ngày (16 - 17/12) để đảm bảo an toàn tính mạng.
Nhiều tuyến đường ở Duy Xuyên (Quảng Nam) bị ngập nước. Ảnh: Ngọc Phó
Đến chiều ngày 17/12, trên địa bàn huyện Duy Xuyên có các xã: Duy Sơn, Duy Châu và thị trấn Nam Phước vẫn còn ách tắc lưu thông do nước lũ rút chậm. Toàn tỉnh có 15.231 nhà bị ngập tại các huyện Duy Xuyên, Quế Sơn, Đại Lộc, Hội An, Nông Sơn và Đông Giang.
Tại TP Quảng Ngãi trong những ngày qua hầu hết các tuyến đường chính bị ngập sâu, giao thông bị tắc nghẽn, nhất là khu vực ngã tư Quang Trung - Hùng Vương bị ngập sâu quá 0,5m. Các tuyến đường ven TP như: Phạm Văn Đồng, Phan Đăng Lưu, Bắc Sơn... cũng bị ngập nặng.
Địa phương chịu hậu quả nặng nề nhất của tỉnh là huyện Tư Nghĩa và Nghĩa Hành, khi cơn lũ trước chưa kịp rút đi, cơn lũ mới tiếp nối với mức nước cao hơn. Trong đó, thị trấn Sông Vệ (Tư Nghĩa) nhiều nhà bị ngập trên 1m. Theo thống kê toàn tỉnh Quảng Ngãi có 54 phường, xã/5 huyện gồm: Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ, Tư Nghĩa, Sơn Tịnh và TP Quảng Ngãi đang bị ngập lụt.
Tại TP Đà Nẵng, nước lũ từ trên thượng nguồn ven sông Cu Đê đổ về với lưu lượng lớn và tình trạng ngập úng do các dự án đang thi công dở dang trên địa bàn đã biến Hòa Liên thành một “ốc đảo”. Chiều ngày 17/12, trên địa bàn xã còn bị chia cắt đường vào thôn Quan Nam 3 và Quan Nam 6. Tại thôn Vân Dương 2, nước ngấp nghé trong vườn nhà dân.
Nhiều vùng dân cư tại huyện Tuy Phước (Bình Định) bị ngập nặng. Ảnh: Ngọc Phó
Tỉnh Bình Định có 87 phường, xã/11 huyện, TP là: Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Ân, Hoài Nhơn, An Lão, Vân Canh, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh, thị xã An Nhơn và TP Quy Nhơn bị ngập nặng.
Lũ trên các triền sông lên nhanh đã gây ngập lụt, cô lập cục bộ một số khu dân cư trên địa bàn các huyện Tây Hòa, Đông Hòa, Đồng Xuân, Tuy An và thị xã Sông Cầu (Phú Yên) bị ngập trở lại. Tính đến ngày 17/12, toàn tỉnh đã có 20 xã, 45 thôn đã bị ngập lũ, chia cắt với số nhà bị ngập là 3.605 nhà.
Theo báo cáo nhanh của các tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và Gia Lai, thiệt hại trong đợt mưa lũ từ ngày 12 đến chiều 16/12, số người chết là 9 người (Thừa Thiên Huế 2 người, Bình Định 6 người, Khánh Hòa 1 người và Quảng Ngãi xác nhận 1 người chết không phải do thiên tai. Số người mất tích là 6 người và bị thương 10 người). Về nhà cửa có 75 nhà đổ sập, nhà hư hỏng 49 cái, 116.829 nhà bị ngập nước.
Diện tích lúa bị ngập, úng là 8.799ha, diện tích mạ bị thiệt hại 3.033ha và diện tích rau, hoa màu bị ngâm nước là 6.093ha. Có 848 con gia súc bị chết, gia cầm chết là 49.937 con.
Nước từ thượng nguồn liên tục đổ về hạ lưu miền Trung với lưu lượng lớn. Ảnh: Ngọc Phó
Để ứng phó với mưa lũ, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 2263/CĐ-TTg ngày 15/12 gửi các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hòa về việc chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại, khắc phục hậu quả và ổn định đời sống nhân dân trong và sau lũ. Ngày 16/12, Đoàn công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng làm Trưởng đoàn đã đi kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ tại tỉnh Bình Định.
Hiện, tình trạng ngập lụt sâu, diện rộng nghiêm trọng vẫn tiếp diễn tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định...
Nguy cơ cao xảy ra tình trạng sạt lở đất các tỉnh từ Quảng Nam đến Bình Định và Gia Lai ở cấp độ rủi ro thiên tai từ cấp 2- 3.
Theo dự báo trong đêm nay và ngày mai có mưa vừa, mưa to có khả năng tăng trở lại ở các tỉnh từ Quảng Nam đến Ninh Thuận với tổng lượng mưa phổ biến 100 -150mm. Riêng Bình Định đến Khánh Hòa từ 200 - 250mm và khả năng gây lũ. Vì vậy, các địa phương cần chủ động nhiều biện pháp để phòng, chống lũ, giảm thiểu tối đa thiệt hại, nhất là về tính mạng con người.
Ngọc Phó
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.
Trần Kiên
20:41 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Bùi Bình
14:37 11/12/2024Văn Thanh
13:59 11/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh
Thu Huyền
Hương Giang