Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 04/07/2013 - 07:25
(Thanh tra)- Trong những năm qua, việc cấp phép khai thác tài nguyên đá được Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), UBND tỉnh Thanh Hóa kiểm duyệt khá gắt gao, chỉ cho tận thu hoặc nộp tiền khai thác tạm thời trong thời gian ngắn. Thế nhưng, ngoài những đơn vị, doanh nghiệp được cấp phép khai thác, nhiều quả núi đã bị “thổ phỉ” đá độc chiếm khai thác trái phép nhiều năm nay, gây lãng phí tài nguyên, thất thu tiền thuế của Nhà nước nhưng chưa thấy cơ quan chức năng nào… sờ gáy.
Nhiều điểm khai thác đá trái phép ở xã Đông Vinh, TP Thanh Hóa. Ảnh: Văn Thanh
>>Kỳ I: Mạng sống giao cho “thần núi”
Trái phép nhiều hơn có phép
Để tránh cái nắng như thiêu, như đốt, trời mới tờ mờ sáng, chúng tôi đã nhanh chóng mang theo đồ nghề tìm về xã Đông Vinh, TP Thanh Hóa để tác nghiệp. Địa phương này mới được chuyển từ huyện Đông Sơn về TP Thanh Hóa năm 2012, có nguồn tài nguyên đá khá dồi dào thuộc các núi Vức, núi Đa Sỹ.
Theo tìm hiểu của PV, ở đây chỉ có 6 đơn vị được cấp phép khai thác đá là Cty Cổ phần (CP) Phụ gia xi măng; Cty CP Sửa chữa đường bộ 472; Cty Công trình xây dựng giao thông; Cty TNHH Tiến Thịnh; Cty CP Xây dựng 125; Hợp tác xã (HTX) Sản xuất vật liệu Đông Vinh. Thế nhưng, số các hộ khai thác đá trái phép, độc chiếm các quả núi lại lên tới con số 21.
Men theo con đường ngoằn nghèo, chúng tôi tới khu vực núi thuộc thôn Đa Sỹ, công nhân ở đây đang lao động khá tấp nập. Công nông, ô tô ra vào thường xuyên để vận chuyển sản phẩm đá hộc, đá nghiền được khai thác từ các quả núi cấm đưa đi tiêu thụ. Phóng tầm mắt lên cao, quả núi bị phá nát bởi nhiều vết nổ mìn nham nhở, các phu đá đang hì hục đu dây khoan lỗ đặt mìn trông giống như những “diễn viên xiếc”.
Khu vực núi đá này không hề được cơ quan chức năng cấp phép khai thác, nhưng hằng ngày, các chủ “thổ phỉ” đá vẫn thuê lao động từ các địa phương về đây đục đá, khoan lỗ nổ mìn, tạ đá, bốc đá, nghiền đá khiến những quả núi nhanh chóng bị phá nát, tài nguyên bị cạn kiệt, ô nhiễm môi trường, thất thu nguồn thuế của Nhà nước, gây bức xúc trong dư luận.
Không chỉ ở khu vực núi thuộc thôn Đa Sỹ mà ở khu vực núi thuộc thôn Đồng Cao cũng đang có khá nhiều chủ “thổ phỉ” đá khai thác không phép.
Một người dân ở đây cho biết, các chủ “thổ phỉ” đầu tư máy móc, trang thiết bị, dụng cụ khai thác rất thô sơ. Hằng ngày, đá được khai thác vô tội vạ, nổ mìn không đúng giờ, các quy trình khai thác không đúng quy chuẩn nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn lao động rất cao. Do khai thác trái phép, đánh mìn lén lút nên các thổ “phỉ đá” ở đây chủ yếu đánh mìn vào ban đêm hoặc đầu giờ sáng để tránh cơ quan chức năng về kiểm tra, bắt tội. Cứ như thế, ngày này qua ngày khác, việc khai thác đá trái phép ở đây diễn ra ngang nhiên nhưng không hề thấy chính quyền sở tại hoặc cơ quan chức năng... về kiểm tra, xử lý. Trong khi đó, hàng năm có khá nhiều vụ tai nạn thảm khốc do đá lăn, rơi từ trên núi xuống.
Ông Ngô Xuân Nhàn, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Vinh thừa nhận: Trên địa bàn hiện đang có tới 21 hộ dân khai thác đá thổ phỉ. Việc khai thác kéo dài trong nhiều năm qua, không bảo đảm các quy trình, mất an toàn lao động. Địa phương đã nhiều lần báo cáo lên cấp trên, thế nhưng các đoàn về kiểm tra, nhắc nhở rồi đâu lại vào đấy. “Tối ngày 23/6, một khối đá lớn ở núi Vức bất ngờ sạt xuống. Rất may đá lở vào ban đêm nên không có thương vong về người”, ông Nhàn cho biết thêm.
Bất chấp tất cả
Chúng tôi ngược về khu công nghiệp Hoàng Sơn, đóng trên địa bàn xã Hoàng Sơn, huyện Nông Cống, nơi có 16 doanh nghiệp, HTX và các hộ kinh doanh đầu tư vào khai thác, sản xuất với tổng diện tích đất sử dụng 3.861ha. Ở đây sản xuất các loại đá hộc, đá cấp phối, đá ốp lát, đá nung vôi, đá mạt.
Năm 2007, khu công nghiệp Hoàng Long mở ra đã tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương, tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, đi liền với những điểm tích cực đó là tình trạng mất an toàn lao động trong khai thác đá, ô nhiễm môi trường. Nghiêm trọng hơn là khi HTX Hoàng Sơn cố tình xây dựng nhà kiên cố trên khu vực mỏ đá, khai thác không đúng vị trí cấp phép gây mất an toàn lao động. Tình trạng này kéo dài hơn một năm nay nhưng vẫn không bị kiểm tra, xử lý dứt điểm.
Ông Vũ Thanh Xuân, chuyên viên Phòng TN&MT huyện Nông Cống thừa nhận: Tình trạng HTX Hoàng Sơn khai thác đá không đúng vị trí mỏ được cấp phép diễn ra hơn 1 năm nay. Phòng đã báo cáo sự việc lên cấp trên, Sở TN&MT rồi cơ quan thanh tra đã về kiểm tra nhưng không hiểu vì lý do gì HTX này vẫn ngang nhiên khai thác. “Ngoài khai thác không đúng vị trí, HTX Hoàng Sơn còn ngang nhiên xây dựng nhà kiên cố trên đất làng nghề. Phòng TN&MT đã phối hợp với chính quyền xã lập biên bản yêu cầu phá dỡ nhưng Chủ nhiệm HTX vẫn tiếp tục ngang nhiên xây nhà kiên cố 2 tầng. Không những thế, nhiều lần Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp cận điều tra số lao động tại HTX nhưng đều bị từ chối không cung cấp. Thậm chí, Phòng An toàn lao động việc làm (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) tổ chức lớp tập huấn tuyên truyền pháp luật về công tác an toàn vệ sinh lao động nhưng HTX này cũng không tham gia”, ông Xuân nhấn mạnh.
Trao đổi với PV Báo Thanh tra, ông Lê Văn Thiết, Chủ tịch UBND xã Hoàng Sơn cho hay: Địa phương chẳng được quyền lợi gì việc khai thác đá, mà chỉ thấy ô nhiễm môi trường, đường giao thông hư hỏng nặng. Việc HTX Hoàng Sơn khai thác đá sai vị trí, chính quyền xã đã báo cáo huyện đình chỉ hoạt động khai thác. Còn ngôi nhà 2 tầng mà HTX Hoàng Sơn xây dựng trên đất làng nghề gây mất an toàn, xã chưa xử lý được.
Khi PV đề cập đến việc HTX Hoàng Sơn có còn thời hạn cấp phép khai thác hay không thì ông Thiết nói “không biết”.
Đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa sớm chỉ đạo các ban, ngành chức năng, điều tra, làm rõ, xử lý nghiêm minh.
Văn Thanh
Kỳ III: Nguy hiểm từ các cơ sở chế biến đá gây ô nhiễm
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thực hiện Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2023 – 2025, tỉnh Yên Bái đã đạt được thành tích đáng tự hào. Đến nay, toàn tỉnh đã hoàn thành xây dựng và sửa chữa 2.995 căn nhà trong tổng số 3.022 căn theo kế hoạch, tương đương 99%.
Bùi Bình
00:00 13/12/2024(Thanh tra) - Những ngày vừa qua, trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) xuất hiện hiện tượng mạo danh nhân viên điện lực để đòi nợ tiền điện và yêu cầu khách hàng thao tác các bước theo đường dẫn (link) đối tượng cung cấp.
Theo EVNNPC
21:24 12/12/2024Theo EVNNPC
21:11 12/12/2024Theo EVNNPC
21:10 12/12/2024Thái Hải
20:36 12/12/2024T.Thanh
18:48 12/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC