Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Khó khi đưa người đi cai nghiện: TP Hồ Chí Minh phải không ngoại lệ

Thứ tư, 29/10/2014 - 09:11

(Thanh tra) - Bên hành lang Quốc hội, ĐB Huỳnh Ngọc Đáng (Bình Dương), đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Bùi Thị An (TP Hà Nội) nhấn mạnh, thực trạng bức xúc trong việc đưa người nghiện ma túy vào các cơ sở, trại cai nghiện bắt buộc không chỉ ở TP Hồ Chí Minh mà còn cho nhiều tỉnh, TP.

ĐBQH Bùi Thị An (TP Hà Nội). Ảnh: Thảo Nguyên

Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 có hiệu lực từ tháng 1/2014, việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên do TAND huyện xem xét, quyết định nhưng khi thực hiện rất khó khăn, đến nay vẫn chưa thực hiện được. 

Mặt khác, quy trình, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa

“Tình hình của TP Hồ Chí Minh đúng là rất nghiêm trọng. Ngay khi nhận được kiến nghị của TP Hồ Chí Minh, tôi đã đưa ra vấn đề này để xin ý kiến Thường trực Ủy ban. Hiện giờ, Ủy ban chưa có quan điểm về vấn đề này vì còn phải đợi thảo luận”, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho biết.

vào cơ sở giáo dục bắt buộc… rất phức tạp. Quy định trước khi đưa đi cai nghiện tập trung, người nghiện phải được giáo dục tại địa phương từ 3 đến 6 tháng. Tiếp đó, nếu không được thì giao cho các tổ chức xã hội, phải xét nghiệm có dương tính với chất gây nghiện được đưa ra tòa án quyết định…

Trong khi đó, gia đình của người nghiện không cư ngụ ở TP, còn tổ chức xã hội lại không quy định cụ thể là tổ chức nào hay phải thành lập thêm một tổ chức mới. Do đó, để đưa được người nghiện vào cai nghiện tập trung phải mất cả năm. 

Trao đổi với báo chí, ĐBQH Bùi Thị An (TP Hà Nội) nhấn mạnh, đây là vấn đề bức xúc không chỉ cho TP Hồ Chí Minh mà còn cho cả Hà Nội. Nhiều nơi cũng gặp thực trạng này và vừa rồi vừa rồi TP Hồ Chí Minh đã kiến nghị rất nhiều. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để vừa đảm bảo nhân quyền, vừa giải quyết được nguồn gốc của tệ nạn xã hội? Bởi, trong các lần tiếp xúc cử tri và theo dõi thực tiễn, tôi thấy nguồn gốc của các vụ án nghiêm trọng ở trong xã hội có tỷ lệ rất lớn là do người nghiện gây ra. Cho nên phải triệt tận gốc.

“Chúng ta phải làm thế nào để đưa người nghiện vào cai nghiện tập trung với thủ tục đơn giản mà vẫn bảo đảm nhân quyền”.

+ TP Hồ Chí Minh mới khẩn thiết đề nghị Quốc hội ra một nghị quyết có tính chất thí điểm tháo gỡ những vướng mắc pháp lý hiện hành cho công tác này. Quan điểm của bà về vấn đề này như thế nào?
 
- Tôi hoàn toàn đồng tình. Vừa rồi, tại phiên thảo luận tình hình tội phạm, tôi có đăng ký phát biểu về công tác phòng, chống các tệ nạn. Dù chưa được phát biểu nhưng tôi cũng định đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội nghiên cứu lại vấn đề này để thực hiện khả thi, giải quyết được vấn đề thực tiễn đặt ra. 

Luật được ban hành mà không giải quyết được vấn đề thực tiễn thì vừa lãng phí, vừa sinh ra nhiều luật làm cho người dân mất niềm tin.

Tôi cho rằng, trong công tác này không chỉ bảo đảm vấn đề nhân quyền mà còn phải nhân đạo, thực sự là nhân đạo. Chúng ta đưa những người nghiện ma túy đi cai nghiện cũng chính là để giải quyết những hậu họa, bảo vệ hạnh phúc, kinh tế cho gia đình họ. Nếu cứ để tình trạng như hiện nay sẽ gây rất nhiều hoang mang cho người dân.

+ TP Hà Nội đã thảo luận, họp bàn về vấn đề này chưa, thưa bà?

- Hà Nội chưa họp bàn. Khi đưa ra một vấn đề gì, HĐND sẽ họp với UBND để quyết định. Nhưng giai đoạn vừa rồi đúng dịp kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng Thủ đô nên HĐND tạm hoãn. Riêng về HĐND, tôi không phải đại biểu HĐND TP nên chưa biết rõ đã bàn chưa. Còn Đoàn ĐBQH TP Hà Nội cũng chưa bàn chính thức. Nhưng tôi nghĩ các ĐBQH cũng nghĩ về vấn đề như vậy.

ĐBQH Huỳnh Ngọc Đáng (tỉnh Bình Dương): Bình Dương gặp vấn đề không phức tạp như TP Hồ Chí Mnh nhưng cũng rất khó khăn. Các cơ quan có thẩm quyền nên giải quyết những kiến nghị của TP Hồ Chí Minh cũng như của Bình Dương. Thực tế, diễn biến tình hình vừa qua cho thấy, đúng là thủ tục để đưa người nghiện vào các cơ sở cai nghiện tập trung rất khó khăn. Cho nên những đề xuất đó thể hiện sự nhanh nhạy của địa phương cần được các cơ quan có thẩm quyền quan tâm.

TP Hồ Chí Minh: “Xin” giải pháp tình thế đối với công tác cai nghiện

Hiện nay, số người nghiện ma túy ở TP Hồ Chí Minh hơn 19.000 người, tăng 7.000 người so với năm 2013, trong đó có hơn 60% số người nghiện từ các tỉnh nhập cư về và không có địa chỉ quản lý.

Theo Đoàn ĐBQH TP Hồ Chí Minh, Luật giao người nghiện không có nơi cư trú ổn định cho tổ chức xã hội bắt buộc theo Điều 131 Luật xử lý vi phạm hành chính và Điều 14 Nghị định 221/2013/NĐ-CP là khó khăn do chưa quy định rõ tổ chức xã hội nào có trách nhiệm này; biện pháp gì để quản lý nếu các tổ chức xã hội tại xã, phường, thị trấn không có cơ sở vật chất, cán bộ để thực hiện nhiệm vụ này.

Do đó, Đoàn ĐBQH TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản chính thức kiến nghị Ủy ban Pháp luật và Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội nghiên cứu, xem xét báo cáo UBTVQH để trình Quốc hội cho phép giải pháp tình thế đối với công tác cai nghiện tại TP đang gặp khó khăn như trên.

Đồng thời, kiến nghị hai Ủy ban nêu trên có các cuộc họp với những bộ, ngành hữu quan, sớm tháo gỡ khó khăn với công tác cai nghiện và quản lý người nghiện ma túy sống ở các địa bàn dân cư; hoặc kiến nghị Quốc hội cho phép dưới hình thức một Nghị quyết hay lồng ghép vào nội dung của Nghị quyết về kinh tế-xã hội tại Kỳ họp thứ 8; giao cho thành phố quản lý cắt cơn, giải độc, tư vấn tâm lý cho người nghiện ma túy tại Trung tâm tiếp nhận đối tượng xã hội (thay cho các tổ chức xã hội) trong khi chờ lập hồ sơ ban hành quyết định của tòa án đưa đi cai nghiện tập trung.

Đoàn ĐBQH TP Hồ Chí Minh cho rằng, đây là vấn đề hết sức cấp bách, vì mức độ lây lan ngày càng nhanh, ngày càng nghiêm trọng.

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.

Thu Nga

21:26 11/12/2024
Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.

Trần Kiên

20:41 11/12/2024

Tin mới nhất