Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Huyệt đạo ngàn Nưa thu hút khách du lịch những ngày đầu năm

Văn Thanh

Thứ hai, 19/02/2024 - 22:11

(Thanh tra) - Huyệt đạo ngàn Nưa, nằm ở thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa trong những ngày đầu năm mới Giáp Thìn được nhiều người dân khắp cả nước và trong tỉnh tìm về thắp hương cầu lộc, cầu tài, may mắn và bình an.

Huyệt đạo linh thiêng nằm trên đỉnh ngàn Nưa được nhiều người tìm về thắp hương, cầu lộc, cầu tài. Ảnh: VT

Sáng ngày 19/2/2024 (tức ngày 10 Tết Âm lịch) lượng du khách đổ về huyệt đạo liêng thiêng nằm trên đỉnh ngàn Nưa, xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn tuy có giảm, song việc đi lại, đưa đón du khách ở đây vẫn được phục vụ chu đáo và đảm bảo an toàn cho người dân.

Theo quan sát của phóng viên Báo Thanh tra, mặc dù huyệt đạo linh thiêng Am Tiên nằm trên đỉnh núi Nưa, việc đi lại phải lên dốc núi cao, nhưng những chuyến xe ô tô chở khách của Ban Quản lý di tích vẫn bố trí nhân lực đầy đủ để đưa đón khách. Việc đi lại ở đây được sắp xếp chu đáo, ít có phản ánh từ người dân về công tác đảm bảo an toàn cho du khách.

Nhiều người dân tìm về Am Tiên trên đỉnh ngàn Nưa để thắp hương, vãn cảnh. Ảnh: VT

Theo ông Lê Quang Sơn, cán bộ trong Ban Quản lý di tích: Để đảm bảo phương tiện đi lại vận chuyển người dân vào dịp lễ Tết đầu năm Giáp Thìn 2024, chúng tôi đã đầu tư chỉnh trang các phương tiện xe vận chuyển, bãi xe, cán bộ, công nhân đầy đủ để trông coi, vận chuyển du khách lên huyệt đạo nằm trên đỉnh núi Nưa. Ban Quản lý di tích đã bố trí 14 xe ô tô để vận chuyển du khách lên xuống, trong đó có 2 xe di chuyển phục vụ đi trong khu vực đền để giải quyết các công việc nội bộ, còn lại là phục vụ du khách.

“Năm nay, ngày 9/2 Âm lịch huyện Triệu Sơn phối hợp với chính quyền thị trấn Nưa tổ chức lễ hội đền Nưa - Am Tiên năm 2024. Do đó, ngày chính lễ đã thu hút đông đảo du khách thập phương tìm về đây cầu lộc, cầu tài, nên việc tổ chức vận chuyển người dân đi lại gặp nhiều khó khăn và có phần quá tải. Tuy nhiên, Ban Quản lý di tích đã bố trí các phương tiện vận chuyển ưu tiên cho người già, trẻ em lên trước, sau đó mới bố trí vận chuyển những người khác lên sau hoặc đi bộ lên đỉnh Am Tiên để vãn cảnh nên không thể trách khỏi những thiếu sót", ông Sơn nói.

Ngàn Nưa ở xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn có cảnh đẹp thu hút nhiều người dân lên đây tham quan, vãn cảnh. Ảnh: VT

Sở dĩ nhiều người dân tìm về thắp hương ở huyệt đạo ngàn Nưa dịp đầu năm là do quần thể di tích lịch sử quốc gia “Núi Nưa - Đền Nưa - Am Tiên” là một địa danh nổi tiếng, vừa là nơi thờ Bà Triệu, vừa là một trong ba huyệt đạo được xem là linh thiêng bậc nhất nước Nam.

Theo sử sách còn lưu, vào năm 248, vua bà Triệu Thị Trinh cùng anh trai là Triệu Quốc Đạt dấy binh khởi nghĩa, chống lại ách đô hộ bạo tàn của giặc Ngô phương Bắc, đã chọn đỉnh ngàn Nưa làm nơi đóng quân tập luyện quân binh.

Trải qua hàng ngàn năm vật đổi sao dời, những thành lũy, trại binh, thao trường luyện tập đã không còn, trên đỉnh ngàn Nưa bốn mùa mây phủ, sương giăng, nơi quần thể di tích linh thiêng đền Nưa - Am Tiên, vẫn còn văng vẳng câu nói bất hủ của Bà Triệu: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp ngọn sóng dữ, chém cá kình ngoài biển Đông, chứ không chịu khom lưng làm tỳ thiếp cho người”.

Đền Nưa - Am Tiên trên đỉnh núi Nưa. Ảnh: VT

Nơi đây, bên cạnh những công trình tâm linh do con người xây dựng, tôn tạo, vẫn còn đó những dấu vết, truyền thuyết xưa kỳ ảo có bàn cờ tiên, vườn thuốc Nam, giếng tiên, bãi luyện quân… nếu đến đây, du khách vẫn có thể tận mắt ngắm nhìn tảng đá lớn, dấu vết của bàn cờ tiên. Và nhất là ghé thăm giếng tiên, trải qua bao thời gian nhưng vẫn còn nguyên vẹn, mặc dù ở tít trên đỉnh núi cao nhưng quanh năm luôn đầy ắp nước mát rượi, trong veo.

Khu di tích cấp quốc gia đền Nưa - Am Tiên được mệnh danh là nơi giao thoa giữa đất và trời, mặc dù đã qua trùng tu, tôn tạo, lại nhưng luôn đông đảo du khách hành hương vào mỗi mùa lễ hội.

Ngoài ra, đền Nưa - Am Tiên là di tích lịch sử, văn hóa, thắng cảnh nổi tiếng, có ý nghĩa quan trọng về mặt lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng cấp quốc gia.

Với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, sau khi nữ tướng Triệu Thị Trinh mất, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ và hàng năm đều tổ chức lễ hội vào mùng 9 tháng Giêng để ghi nhớ công ơn của bà.

Theo truyền thuyết, đỉnh Am Tiên không chỉ là nơi luyện kiếm mài gươm của nghĩa quân Bà Triệu mà còn là một trong 3 huyệt đạo lớn của quốc gia, nơi trời đất giao hòa.

Lễ hội Đền Nưa - Am Tiên năm 2024 là dịp để hậu thế ôn lại trang sử oanh liệt, truyền thống hào hùng, kiên cường, bất khuất của dân tộc ta; tri ân và khắc ghi công lao đối với nữ anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh, các bậc tiền nhân và các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh cho độc lập, tự do của dân tộc. Đây cũng là tiền đề quan trọng để thúc đẩy du lịch phát triển, quảng bá nét đẹp về đất và người xứ Thanh đến với nhân dân khắp cả nước.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm