Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trần Kiên
Thứ tư, 30/10/2024 - 12:45
(Thanh tra) - Trong 3 năm qua, tỉnh Hoà Bình đã thực hiện tốt công tác giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào được nâng cao; công tác chăm sóc sức khỏe, giáo dục - đào tạo có những chuyển biến tích cực.
Những con đường bê tông được đầu tư từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tại huyện Yên Thuỷ, tỉnh Hoà Bình. Ảnh: TK
Tỷ lệ hộ nghèo còn 9,2%, thêm 24 xã đạt nông thôn mới
Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 30/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hoà Bình về lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, các cấp ủy, chính quyền đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo; qua đó, nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về chủ trương, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi được nâng lên.
Đến hết năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh còn 9,2%, giảm 6,29% so với năm 2021; bình quân hằng năm giai đoạn 2021 - 2023, tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS giảm 2,93%/năm, tỷ lệ hộ nghèo các xã đặc biệt khó khăn giảm 6,39%/năm.
Tỉnh có thêm 24 xã được công nhận hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, trong đó có 14 xã khu vực III, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 80/129 xã, đạt 62%; bình quân tiêu chí nông thôn mới đạt 16,2 tiêu chí/xã; không có xã đạt dưới 10 tiêu chí.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS của tỉnh còn bất cập, cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội còn yếu, thiếu đồng bộ; kinh tế vùng nông thôn miền núi chủ yếu vẫn dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp, sản phẩm mang tính hàng hóa còn ít, đời sống của đồng bào còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhưng nguy cơ tái nghèo rất cao, chất lượng nguồn nhân lực thấp, đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập, vẫn còn tồn tại hủ tục lạc hậu và tệ nạn xã hội, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ổn định an ninh chính trị.
Bên cạnh đó, các văn bản hướng dẫn của Trung ương còn có sự chồng chéo, chưa rõ ràng, hoặc còn thiếu để triển khai các nội dung, tiểu dự án, dự án thành phần của các Chương trình nên việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia còn chậm.
Tiếp tục tập trung thực hiện nhiều nhóm nhiệm vụ
Tại kết luận ngày 28/10/2024 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hoà Bình yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện những nhiệm vụ về nhà ở, ổn định dân cư; về sinh kế, đào tạo nghề; về đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là hạ tầng giao thông vùng DTTS và miền núi; về giáo dục đào tạo, y tế, bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của các DTTS tiếp tục thực hiện có hiệu quả đề án giáo dục dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Trong đó, các Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt, triển khai tổ chức thực hiện hiệu quả các văn bản của Trung ương và của tỉnh về tăng cường các giải pháp tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Giai đoạn I, nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa về nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong việc thực hiện phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của các Chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án, chính sách trên địa bàn tỉnh.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành để tổ chức triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương.
Khắc phục hạn chế, yếu kém trong công tác giải ngân kế hoạch vốn được giao. Đẩy nhanh thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn trong năm 2024 và 2025.
Tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững; tăng cường tuyên truyền các gương điển hình về giảm nghèo để thúc đẩy, nhân rộng và lan tỏa; tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình chuyên đề phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
Tập trung huy động nguồn lực, đặc biệt là nguồn vốn ngân sách địa phương đối ứng để thực hiện chương trình trong bối cảnh thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua còn khó khăn.
Đặc biệt, tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án, chính sách khác được đầu tư, hỗ trợ trên địa bàn.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau khi Báo Thanh tra đăng tải các bài báo: “Hà Nội: Dự án tái định cư cho người dân hơn 10 năm không có điện, vì sao?” và “Cần làm rõ trách nhiệm khiến khu đất dịch vụ 2 Đồng Mai hơn 10 năm không có điện”, ngày 19/10/2024, chúng tôi đã nhận được văn bản phản hồi.
Công Thắng - Nguyễn Long
13:46 30/10/2024(Thanh tra) - Sau khi tái khám tại một phòng khám đa khoa để thực hiện bỏ thai, người bệnh bị các nhân viên của phòng khám dùng các chiêu trò, hù dọa gây sức ép buộc người nhà phải đóng thêm tiền để được làm thủ thuật không đau với giá 17 triệu đồng.
Cảnh Nhật
12:52 30/10/2024Trần Kiên
12:45 30/10/2024Thái Hải
12:19 29/10/2024Phóng viên thường trú
11:59 29/10/2024Uyên Uyên
11:16 29/10/2024HT
T.Thanh
Chu Tuấn
Trần Quý
Công Thắng - Nguyễn Long
Phương Anh
Hương Giang
Văn Thanh
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Trần Kiên