Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 07/04/2017 - 10:45
(Thanh tra) – Có thể nói, sự cố môi trường biển năm 2016 đã làm ảnh hưởng nặng nề đến đời sống của nhân dân 4 tỉnh miền trung. Việc khắc phục hậu quả sau khủng hoảng Formosa đòi hỏi sự vào cuộc kịp thời của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương các tỉnh chịu ảnh hưởng trực tiếp. Đến nay, đợt 1 giải quyết bồi thường, hỗ trợ thiệt hại cho các ngư dân 04 tỉnh miền trung đã được thực hiện. Khu vực biển miền trung đã được an toàn, các luồng cá đã trở về với biển và nhiều ngư dân đã bắt đầu ra khơi đánh bắt thủy hải sản.
Hậu Formosa, ngư dân các tỉnh miền trung đã hân hoan đón tin vui từ những chiếc thuyền đầy ắp cá. Tuy nhiên, bên cạnh những niềm vui ấy vẫn còn rất nhiều người dân đang phải tự xoay sở tìm cách khắc phục những thiệt hại từ sự cố Formosa mà chưa nhận được tiền bồi thường, hỗ trợ do nhiều vướng mắc từ thủ tục xác nhận đối tượng.
Quảng Bình được xác định là một trong 4 tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự cố môi trường biển năm 2016 do xã thải từ công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Sản lượng khai thác thủy hải sản giảm từ 40 đến 60%, với tổng giá trị thiệt hơn 2.138 tỷ đồng. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan; tỉnh Quảng Bình đã bước đầu thực hiện tốt công tác giải quyết bồi thường thiệt hại cho ngư dân ven biển. Tính đến tháng 3/2017, Quảng Bình đã được cấp hơn 2.000 tỷ đồng để thực hiện chi trả bồi thường.
Tuy vậy, do địa bàn chịu ảnh hưởng lớn nhất từ sự cố môi trường biển nên công tác khảo sát, thống kê, xác minh các đối tượng ngư dân bị thiệt hại để chi trả bồi thường, hỗ trợ gặp nhiều khó khăn, khó tránh việc thiếu xót, nhầm lẫn. Điều này dẫn đến trên thực tế, nhiều ngư dân bị thiệt hại rất nặng nề từ sự cố Formosa nhưng đến nay vẫn chưa được xem xét bồi thường.
Đơn khiếu nại chậm giải quyết do nhập nhằng ranh giới vùng ven biển
Trong rất nhiều các ngư dân, hộ gia đình kinh doanh, khai thác, đánh bắt thủy hải sản tại cảng cá Nhật Lệ, Phường Phú Hải, TP.Đồng Hới chưa được xem xét bồi thường; trong đó có gia đình ông Phạm Hồng Quang và bà Đinh Thị Phường đã có đơn khiếu nại nhiều lân lên các cấp chính quyền tỉnh Quảng Bình đề nghị giải quyết bồi thường từ tháng 9/2016.
Gia đình ông Phạm Hồng Quang và bà Đinh Thị Phường có hộ khẩu thường trú tại Phường Đồng Mỹ, TP.Đồng Hới và Cơ sở kinh doanh thủy sản ven biển Quang Phường tại cảng cá Nhật Lệ, Phường Phú Hải, TP.Đồng Hới từ năm 2001. Cơ sở Quang Phường thu mua hải sản trực tiếp của 180 tàu đánh cá trong tỉnh, với nhân công vận chuyển, sơ chế, vệ sinh công nghiệp lên tới 50 người. Trong thời gian xảy ra sự cố môi trường biển Formosa từ tháng 4 – 8/2016; theo số liệu thống kê sơ bộ ban trong tờ trình gửi UBND tỉnh Quảng Bình ngày 6/9/2016 của cơ sở Quang Phường, cơ sở đã thu mua hơn 600 tấn cá các loại, ước tính thiệt hại tới hơn 10 tỷ đồng.
Do là cơ sở kinh doanh có hoạt động thường xuyên và thu mua trực tiếp hải sản của các tàu đánh bắt cá ở cảng Nhật Lệ, khu vực bị thiệt hại bởi sự cố môi trường biển nhưng không được liệt kê vào danh sách đối tượng được bồi thường nên ông Quang và Phường đã có đơn khiếu nại lên các cấp chính quyền tỉnh Quảng Bình.
Đơn thư của gia đình ông Quang gửi đi từ tháng 9/2016 song chờ đến tháng 2/2017 mới nhận được trả lời số 345/UBND-KT của UBND TP.Đồng Hới và đến tháng 3/2017 cũng mới nhận được trả lời đơn thư số 504/SNN-CCTS của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Bình cũng như các văn bản chỉ đạo khác của UBND tỉnh Quảng Bình.
Theo văn bản trả lời của UBND TP.Đồng Hới, Sở NN & PTNT tỉnh Quảng Bình thì hộ gia đình ông Quang và bà Phường thuộc đối tượng được kê khai bồi thường thiệt hại, song địa chỉ đăng ký kinh doanh cũng như hộ khẩu thường trú lại không thuộc xã, phường ven biển nên không được xem xét bồi thường.
Với kết luận trên của UBND TP.Đồng Hới, hộ ông Quang, bà Phường không nhất trí và tiếp tục gửi đơn xin cứu xét lên cấp cao hơn là Ban tiếp Công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước. Lý do ông Quang, bà Phường không nhất trí với trả lời của UBND TP.Đồng Hới, sở NN & PTNT tỉnh Quảng Bình là vì theo điểm 4, Điều 1, Quyết định số 1880/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 29/9/2016 về ban hành định mức bồi thường thiệt hại cho các đối tượng tại các tỉnh Hà Tĩnh,Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế; công văn số 6851/BNN-TCTS, ngày 12/8/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn kê khai xác định thiệt hại do sự cố môi trường biển quy định: Tổ chức, cá nhân trực tiếp thu mua, sơ chế thủy sản từ các tàu cá; lại cảng cá, bến cá, chợ cá, cơ sở nuôi có địa điểm kinh doanh hoặc có hộ khẩu thường trú tại các xã/phường/thị trấn ven biển vùng bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển.
Căn cứ quy định trên ông Quang cho rằng, hộ gia đình ông thuộc đối tượng được kê khai bồi thường thiệt hại. Việc UBND TP.Đồng Hới, Sở NN & PTNT kết luận hộ khẩu thường trú và địa chỉ kinh doanh của nhà ông không thuộc xã, phường ven biển là không đúng với điều kiện thực tế ở địa phương bởi nhà ông Quang ở chỉ cách bờ biển Nhật Lệ chưa đến 800m, trong khi đó địa chỉ kinh doanh nằm ngay trong cảng cá Nhật Lệ là một trong những cảng cá lớn nhất của tỉnh Quảng Bình, cách bờ biển chỉ 2km. Hơn nữa, theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg, ngày 12/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống cảng cá và khu vực neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Trong Quyết định quy định rõ phạm vi quy hoạch có 28 tỉnh, thành phố ven biển có cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá ở ven biển và các đảo, thì cảng cá Nhật lệ, P.Phú Hải, TP.Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình năm trong phạm vi quy hoạch nói trên. Vậy căn cứ theo Quyết định 1976/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, UBND TP.Đồng Hới và Sở NN & PTNT tỉnh Quảng Bình cần xem xét lại kết luận về vị trí vùng ven biển của cảng cá Nhật Lệ trên địa bàn P.Phú Hải.
Hơn nữa, từ thông tin phản ảnh của các cơ quan thông tấn, báo chí trong thời gian qua, cảng cá Nhật Lệ cũng là một trong những khu vực bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển. Trong đó, Bộ Y tế đã xác định và cho tiêu hủy nhiều tấn cá bị nhiễm độc từ chất thải công ty Formosa. Đồng thời trên thực tế, việc thu mua hải sản trong thời gian vùng biển Quảng Bình vị nhiễm độc bởi sự cố môi trường, cơ sở kinh doanh của ông Quang, bà Phường đã bị thiệt hại lớn đến hơn 10 tỷ đồng do phải bán giảm giá 30% hải sản, đời sống của gần 50 lao động cũng theo đó bị ảnh hưởng, khó khăn.
Từ đơn khiếu nại phản ánh của hộ ông Phạm Hồng Quang và bà Đinh Thị Phường cũng như các cơ sở dữ liệu nêu trên. Nhằm để đưa ra những kết luận khách quan trong việc xem xét 7 nhóm đối tượng thuộc diện được bồi thường, hỗ trợ theo quy định của Nhà nước trong sự cố môi trường biển năm 2016, chính quyền tỉnh Quảng Bình cần xem xét trên điều kiện thực tế mỗi địa phương, mức độ thiệt hại thực tế của các hộ dân và đưa ra các tiêu chí rõ ràng trong việc phân định ranh giới các xã, phường ven biển và các xã, phường có biên giới biển. Qua đó giúp người dân hiểu rõ được điều kiện của mình và giúp phía chính quyền khảo sát, dà soát được đúng các đối tượng thực sự bị thiệt hại để kê khai bồi thường thụ hưởng; để “không bỏ sót người dân nào bị ảnh hưởng mà không được bồi thường, hỗ trợ…” như theo chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vũ Văn Tám.
Công cuộc khắc phục hậu Formosa không phải trong một sớm một chiều mà cần rất nhiều thời gian để đời sống người dân đi vào ổn định trở lại. Theo chỉ đạo của Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình (Trưởng ban chỉ đạo khắc phục sự cố môi trường 4 tỉnh miền Trung), Chính phủ kiên quyết xử lý không để xảy ra gian dối, tiêu cực, tham nhũng trong quá trình bồi thường, hỗ trợ thiệt hại. Đồng thời, các địa phương cũng phải bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Với tinh thần đó, thiết nghĩ chính quyền tỉnh Quảng Bình cần tiếp tục thống kê, hướng dẫn các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh còn vướng mắc về những quy định để kê khai thiệt hại, từ đó tỉnh tiếp tục đề xuất các phương án bồi thường lên Chính phủ chỉ đạo giải quyết trong các đợt chi trả bồi thường tiếp theo. Tránh để xảy ra tình cảnh người ra khơi bám biển, người bị bỏ mặc với những tổn thất nặng nề từ cùng sự cố chung Formosa.
Báo Thanh tra sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này.
Nhóm PV
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.
Trần Kiên
20:41 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Bùi Bình
14:37 11/12/2024Văn Thanh
13:59 11/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh
Thu Huyền
Hương Giang