Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 21/04/2019 - 09:58
Trong vài tháng trở lại đây, hàng trăm nhà xe đã bỏ hoạt động tại Bến xe Giáp Bát, Nước Ngầm sau khi điều chuyển luồng tuyến tại Hà Nội.
Hàng trăm nhà xe hoạt động tại Bến xe Giáp Bát, Nước Ngầm đăng ký nhưng không hoạt động theo đúng quy định. (Ảnh: TTXVN)
Hàng trăm nhà xe hoạt động tại Bến xe Giáp Bát, Nước Ngầm chạy các tuyến Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình đã lần lượt “vắng mặt” cả vài tháng nay.
Vậy, lý do gì khiến doanh nghiệp bỏ bến trong khi Hà Nội hiện đã ngừng cấp nốt xe hoạt động vào một số bến trên địa bàn với lý do quá tải?
Hàng trăm xe khách bỏ bến
Theo thống kê của Công ty Cổ phần Bến xe Hà Nội, trong hai tháng cao điểm (12/2018 và 1/2019), Bến xe Giáp Bát có 66 đơn vị vận tải với hơn 100 xe đăng ký có số chuyến hoạt động dưới 70% quy định. Trong số này, gần 30 đơn vị vận tải không hoạt động trong nhiều tháng. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn không đăng ký kế hoạch vận tải khách năm 2019 với bến xe.
Ông Nguyễn Tất Thành, Giám đốc Bến xe Giáp Bát cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2019, thống kê tại bến có khoảng 120 nốt xe thuộc 20 doanh nghiệp đã không hoạt động, hoặc hoạt động với tỷ lệ rất thấp, chỉ từ 20-40%. Hầu hết những nhà xe bỏ bến, hoạt động không đủ tỷ lệ quy định được chuyển từ bến xe Mỹ Đình về.
Dẫn chứng, Công ty Cổ phần ôtô Ninh Bình có tỷ lệ hoạt động cao nhất cũng chỉ đạt hơn 50%, hay như Công ty Cổ phần Du lịch thương mại và đầu tư Thiên Trường có những nốt xe còn hoạt động với tỷ lệ 0%.
Còn tại bến Nước Ngầm, ông Trịnh Hoài Lam, Phó giám đốc Bến xe Nước Ngầm thông tin, tình trạng xe bỏ bến đã xảy ra lác đác từ năm 2018 nhưng rộ lên từ đầu năm 2019 đến nay. Tính riêng trong ba tháng đầu năm nay đã có 204 nốt xe bỏ bến, chưa kể một số nốt xe có tần suất hoạt động thấp.
“Chiếm phần lớn các nhà xe bỏ bến này thuộc tuyến Nước Ngầm-Nam Định và Nước Ngầm-Thái Bình được điều chuyển từ bến xe Mỹ Đình về đây vào năm 2017 vừa qua,” ông Lam cho hay.
Điển hình về việc bỏ bến tại bến Nước Ngầm như Công ty Cổ phần Quốc tế Mỹ Đình (tuyến Nam Định-Nước Ngầm) có hàng chục xe đã đăng ký nhưng không hoạt động, không khai thác vận tải khách; Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại và vận tải Hoàng Sơn chạy tuyến Nước Ngầm-Minh Lộc (Hậu Lộc, Thanh Hóa) bỏ bến từ tháng 9/2018...
Theo ông Bùi Xuân Thắng, đại diện Công ty Trách nhiệm hữu hạn Long Thu hoạt động tuyến Quỳnh Côi- Nước Ngầm, trước đây, Công ty có 30 xe hoạt động ở bến thì nay chỉ còn 3-4 xe. Cuối tuần thứ Sáu vừa qua (ngày 19/4), xe xuất bến chỉ có 6 khách, nhà xe phải bù lỗ 200.000 đồng tiền chi phí xăng dầu, chưa kể chi phí trả lương cho lái phụ xe và bảo dưỡng phương tiện…
Là đơn vị vận tải có tỷ lệ hoạt động rất thấp và cầm chừng tại bến xe, ông Vũ Văn Tú, Đại diện Công ty Cổ phần ôtô Ninh Bình cho rằng, Công ty đăng ký khoảng 70 lượt xe/ngày xuất phát từ bến Giáp Bát đi các huyện của tỉnh Ninh Bình. Tuy nhiên, hiệu suất ghế xe xuất bến chỉ đạt 30-40%, nên bình quân hàng ngày chỉ có khoảng 60-70% số nốt đăng ký hoạt động.
“Doanh nghiệp rất khó khăn, cực chẳng đã mới phải bỏ nốt, chứ xe mua rồi, nốt đăng ký rồi ai muốn bỏ. Nếu hoạt động thì không có khách, xe không thể chạy rỗng bù lỗ mãi được. Không những khó khăn do điều chuyển từ bến Mỹ Đình về mà còn vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ ‘xe dù bến cóc’ hoạt động rầm rộ, nhất là xe hợp đồng trá hình Limousine đến nay vẫn không quản lý,” ông Tú chỉ ra nguyên nhân.
Đồng tình quan điểm này, ông Trần Văn Huế, đại diện Công ty Sao Vàng, chạy tuyến Đông Hưng (Thái Bình)-Nước Ngầm cho hay, trước đây hoạt động ở bến Mỹ Đình, lượng khách đều nhưng khoảng 2 năm trở lại đây lượng khách giảm thê thảm. Thậm chí, có những chuyến xe xuất bến mà trên xe chỉ có 2 khách.
“Một phần vì việc điều chuyển tuyến Thái Bình về Bến xe Nước Ngầm không hợp lý đồng thời xe hợp đồng trá hình Limousine hoạt động ngày càng mạnh, len lỏi khắp các ngóc ngách nên rất thuận tiện để đón khách đã ‘vét sạch’ những ‘thượng đế,’” ông Huế đưa ra thực tế.
Liệu nhà xe có “xí chỗ” rồi “chạy dù”?
Thực tế, Hà Nội đã ngừng cấp nốt xe hoạt động vào một số bến trên địa bàn với lý do quá tải nên đơn vị vận tải muốn xin phép hoạt động cũng không dễ gì. Vậy lý do nào khiến hàng trăm xe đăng ký rồi bỏ bến, không hoạt động? Liệu đây có phải hình thức đăng ký hoạt động “xí chỗ” rồi ra ngoài “bắt khách, chạy dù”?
Ông Bùi Danh Liên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội nhìn nhận, nhiều nhà xe đăng ký nhưng không hoạt động đủ thời gian quy định, thậm chí có tới vài trăm nhà xe cả tháng không chạy chuyến nào là bất cập khó chấp nhận. Trong số các nhà xe bỏ bến, không ít ra ngoài “chạy dù”.
Theo ông Liên, xe Limousine hay còn gọi là xe hợp đồng trá hình chạy như tuyến cố định bùng phát với số lượng rất lớn. Loại xe này không vào bến chạy lòng vòng đón khách tận nơi, ít bắt khách dọc đường, thời gian di chuyển nhanh… đang gây ra những hệ lụy lớn, vừa mất trật tự an toàn giao thông, thất thu cho bến xe.
Thanh tra tiến hành lập biên bản xe Limousine dừng đỗ, đón trả khách sai quy định. (Ảnh: Đức Hùng/Vietnam+)
Trong khi đó, doanh nghiệp vận tải khai thác tuyến cố định phải thông qua quy hoạch, lựa chọn đơn vị khai thác tuyến cố định, xem xét biểu đồ chạy sao cho không trùng với giờ đơn vị vận tải hành khách khác đang hoạt động và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước.
“Việc xuất hiện các xe Limousine đưa đón tận nơi làm cho hành khách bỏ thói quen đến bến xe, khiến không ít tuyến cố định cũng phải ra ngoài cạnh tranh,” ông Liên nói.
Ông Vũ Hà, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, Sở đã yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải chấp hành nghiêm quy định, thực hiện đầy đủ số chuyến đã đăng ký và được cơ quan quản lý tuyến phê duyệt. Sở thường xuyên cập nhật, theo dõi, chấn chỉnh, xử lý lái xe vi phạm thông qua hệ thống và phần mềm quản lý thiết bị giám sát hành trình.
“Theo quy định, xe bỏ bến lần đầu nhắc nhở, nếu tái phạm thu hồi phù hiệu một tháng, sau đó lại cấp lại. Tới đây, Sở sẽ rà soát lại tình trạng này và yêu cầu lực lượng liên ngành Công an và Thanh tra giao thông xử lý nghiêm các trường hợp nhà xe vi phạm,” ông Hà khẳng định./.
Theo Việt Hùng (Vietnam+)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.
Trần Kiên
20:41 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Bùi Bình
14:37 11/12/2024Văn Thanh
13:59 11/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh
Thu Huyền
Hương Giang