Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hải Hà
Thứ năm, 20/04/2023 - 06:36
(Thanh tra)- Nhiều vụ kinh doanh thực phẩm "bẩn" đã bị cơ quan chức năng phát hiện, xử lý. Tuy nhiên, vì lợi nhuận, không ít đối tượng vẫn bất chấp. Để quản lý tốt hơn vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP), Hà Nội tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi kinh doanh thực phẩm “bẩn”.
Hà Nội tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi kinh doanh thực phẩm “bẩn”. Ảnh: Thúy Nga
Lập 4 đoàn liên ngành
Hiện nay, pháp luật đã có đầy đủ chế tài xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm "bẩn". Nếu vi phạm nghiêm trọng có thể bị xử lý hình sự theo Điều 317, Bộ luật Hình sự.
Trên thực tế, tình trạng vi phạm về ATTP vẫn diễn biến phức tạp, không ít doanh nghiệp sau khi bị xử phạt vẫn tái diễn hành vi buôn bán, kinh doanh thực phẩm "bẩn".
Theo lực lượng chức năng Hà Nội, tình trạng tuồn thực phẩm “bẩn” ra thị trường ngày càng gia tăng bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, gây bức xúc dư luận. Để siết chặt hơn việc chấp hành các quy định về ATTP trên toàn TP, UBND TP Hà Nội vừa thành lập 4 đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra toàn diện các quận, huyện, thị xã từ ngày 15/4 đến hết ngày 15/5.
Các đoàn tập trung vào kiểm tra công tác chỉ đạo, triển khai các hoạt động bảo đảm ATTP trong “Tháng Hành động vì ATTP năm 2023”; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về ATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đặc biệt chú trọng nguồn gốc và chất lượng sản phẩm. Đồng thời, xử lý, kiến nghị hoặc chuyển xử lý các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về ATTP.
Bà Vũ Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành, ban chỉ đạo ATTP quận, huyện, thị xã đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân về ATTP từ khâu sản xuất, chế biến, kinh doanh đến tiêu dùng. Đặc biệt, bà Hà chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra theo kế hoạch cũng như đột xuất tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, các bếp ăn tập thể, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm... cương quyết xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm vệ sinh ATTP.
Ông Nguyễn Tiến Cường - Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì cho biết, huyện sẽ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó chú trọng công tác giám sát các mối nguy ô nhiễm thực phẩm, tiến hành hậu kiểm, kiểm soát ATTP theo chuỗi, vật tư nông nghiệp, chợ, hệ thống phân phối, làng nghề; công tác giải quyết các thủ tục hành chính về ATTP cũng được triển khai, không để xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn huyện.
Còn tại huyện Thường Tín, Phó Chủ tịch UBND huyện Bùi Công Thản chia sẻ, công tác kiểm tra ATTP được triển khai đồng bộ, có hiệu quả, đúng kế hoạch, từng bước ngăn ngừa các hành vi vi phạm. Thực tế, từ năm 2022 đến nay, toàn huyện không xảy ra vụ việc ngộ độc thực phẩm. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát, kiểm tra ATTP, huyện đề nghị TP tiếp tục hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia cầm tập trung; đầu tư kinh phí, trang thiết bị đánh giá chất lượng, phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ATTP.
Xử lý nghiêm cơ sở vi phạm
Để triển khai các biện pháp bảo đảm ATTP, quận Thanh Xuân lên kế hoạch kiểm tra ATTP năm 2023 với hơn 200 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống trên địa bàn. Công tác kiểm tra thực hiện xuyên suốt cả năm, tập trung vào các đợt cao điểm như lễ, Tết, hội Xuân, dịp Tết Trung thu... Kế hoạch kiểm tra được cơ quan chức năng tiến hành linh hoạt, cả theo lịch báo trước và đột xuất, với tinh thần phát hiện vi phạm phải xử lý theo quy định, không để tình trạng thực phẩm “bẩn”, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ lưu thông trên thị trường.
Cùng với những biện pháp "mạnh tay", tạo sức răn đe, UBND quận Hai Bà Trưng cũng đã thực hiện công khai danh sách các cơ sở vi phạm ATTP do UBND các phường ban hành quyết định xử phạt trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tính riêng trong tháng 3/2023, có 15 cơ sở trên địa bàn 3 phường Trương Định, Đồng Tâm, Quỳnh Mai bị kiểm tra, xử phạt với tổng số tiền hơn 36 triệu đồng. Các lỗi vi phạm được phát hiện chủ yếu là bày bán, chứa thực phẩm trên thiết bị, dụng cụ không bảo đảm vệ sinh; không mặc trang phục bảo hộ; thực phẩm không được che ngăn chặn bụi bẩn...
Tại quận Tây Hồ, theo Phó Chủ tịch UBND quận Nguyễn Thanh Tịnh, đơn vị đang tập trung cao độ cho việc quản lý, đảm bảo công tác ATTP tại các chợ để cung ứng nguồn thực phẩm đạt yêu cầu về chất lượng phục vụ người dân. Song song với tuyên truyền, các cơ quan chức năng trên địa bàn quận thường xuyên kiểm tra, giám sát, nhờ đó, ý thức, nhận thức của chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh và người dân về việc tuân thủ, giám sát các quy định về vệ sinh ATTP trong hệ thống chợ đã được nâng lên.
Cùng với các quận nội thành, các huyện ngoại thành như Phú Xuyên, Thường Tín, Chương Mỹ... cũng đang tập trung tuyên truyền công tác bảo đảm ATTP thông qua các chiến dịch truyền thông, ký cam kết trách nhiệm đối với cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm theo quy định. Bên cạnh đó, các ban chỉ đạo ATTP cấp huyện, xã cũng đã thành lập đoàn kiểm tra, kiểm soát, kiên quyết xử lý nghiêm trường hợp vi phạm.
Thời gian qua, "cuộc chiến” với thực phẩm “bẩn” chưa bao giờ hết “nóng”. Thực tế cho thấy, để nâng cao hiệu quả của công tác này, ngoài nâng cao ý thức của người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng, rất cần sự vào cuộc đồng bộ, trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành, đặc biệt là việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm... Không chỉ cần sự vào cuộc của cơ quan chức năng, người dân cũng phải kiên quyết nói không với thực phẩm “bẩn”, đồng thời nâng cao ý thức đấu tranh, tố giác các cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm để kịp thời xử lý...
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tỉnh Nghệ An vừa có văn bản chỉ đạo các ban, ngành chức năng mở đợt cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển, xử lý tàu cá “3 không”, tàu cá không đủ điều kiện tham gia hoạt động khai thác thủy sản trái phép, tàu cá đã xóa đăng ký nhưng vẫn còn hoạt động...
Văn Thanh
12:44 22/11/2024(Thanh tra) - Từ đầu năm 2021 đến nay, huyện Mường Ảng (Điện Biên) phát huy hiệu quả nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, giúp diện mạo các địa bàn còn nhiều khó khăn đổi thay, tạo sinh kế, việc làm… giúp cải thiện đời sống Nhân dân, đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm còn 22,13%, tỷ lệ hộ cận nghèo còn 18,04%.
Trần Trung
11:43 22/11/2024Thái Hải
11:24 22/11/2024Ngọc Phó
10:36 22/11/2024Kim Thành
21:13 21/11/2024Hoàng Nam
16:03 21/11/2024Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh
Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân