Theo dõi Báo Thanh tra trên
Việt Hạnh
Thứ sáu, 19/11/2021 - 11:38
Không chỉ mang đến cho khách hàng những dịch vụ chuyên nghiệp, hiện đại, đảm bảo sự công khai, minh bạch, với việc số hóa quy trình kinh doanh điện năng, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã tiết kiệm hàng chục tỷ đồng và hàng nghìn ngày công mỗi năm.
Bà Đỗ Nguyệt Ánh, Chủ tịch HĐTV EVNNPC (ngoài cùng bên phải) và ông Nguyễn Đức Thiện, Tổng Giám đốc EVNNPC (ngoài cùng bên trái) tặng hoa chúc mừng Ban Kinh doanh và Ban Tài chính Kế toán trong công tác chuyển đổi số.
Số hóa hợp đồng mua bán điện: Khách hàng và ngành Điện cùng hưởng lợi
Ông Đỗ Văn Năm – Trưởng Ban Kinh doanh EVNNPC cho biết, trước đây, hồ sơ mua bán điện được lưu trữ chiếm nhiều diện tích, dễ thất lạc, phải tìm kiếm thủ công mất nhiều thời gian. Từ khi EVNNPC xây dựng phần mềm chuyển đổi số hợp đồng mua bán điện của khách hàng, toàn bộ thông tin khách hàng trong hệ thống CMIS được xuất sang phần mềm chuyển đổi số và việc xác nhận hợp đồng mua bán điện bằng mã OTP. Tính đến hết tháng 9/2021, Tổng công ty đã chuyển đổi số được 8,5 triệu hợp đồng. Dự kiến đến hết tháng 11/2021, việc số hoá sẽ đạt 100% hợp đồng.
Với việc số hóa, khách hàng có thể dễ dàng tra cứu hợp đồng trên nền tảng Internet, đảm bảo công khai, minh bạch; đồng thời từng bước thay đổi thói quen, giúp khách hàng làm quen với việc sử dụng các dịch vụ trực tuyến của ngành Điện trên môi trường số.
Với ngành Điện, việc số hóa hợp đồng mua bán điện đã giải phóng được các kho lưu trữ hồ sơ giấy tại các Điện lực, tiết kiệm chi phí bảo quản, quản lý hồ sơ. Việc số hóa không chỉ giúp tra cứu hồ sơ online nhanh chóng, thuận tiện mà còn có thể chia sẻ dữ liệu với các cơ quan quản lý nhà nước, với đối tác để tạo ra những dịch vụ công khai, minh bạch và nhanh chóng.
“Đặc biệt, nếu quét (scan) hồ sơ để lưu trữ, thời gian dự kiến mất hơn 3 năm, còn việc tạo hợp đồng điện tử và ký số đã rút ngắn thời gian còn 1,5 năm, giảm chi phí và nhân công triển khai, tiết kiệm hơn 10,5 tỷ đồng”, ông Đỗ Văn Năm thông tin.
Số hóa quy trình kinh doanh – Tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động
Việc số hóa quy trình thay công tơ định kỳ đã giúp EVNNPC tiết kiệm khoảng 3,5 tỷ đồng/năm chi phí in ấn biên bản treo tháo. Đồng thời, với khối lượng biên bản treo tháo hàng năm khoảng 1,8 triệu biên bản, Tổng công ty có thể tiết giảm được gần 7.000 ngày công nhờ việc cập nhật trực tiếp trên thiết bị điện tử và đồng bộ tự động vào hệ thống CMIS; không phải bố trí nhân công in ấn biên bản treo tháo.
Trước đây, khi thay, tháo định kỳ công tơ, CBCNV phải in biên bản treo, tháo công tơ và mang ra hiện trường, ký xác nhận giữa khách hàng và ngành Điện. Trường hợp khách hàng đi vắng sẽ không xác nhận được biên bản, đơn vị Điện lực phải chuyển lại sau để khách hàng xác nhận. Một số trường hợp do khách hàng đi vắng không chứng kiến việc treo tháo công tơ, dẫn đến kiến nghị, khiếu kiện.
Giờ đây, việc treo tháo định kỳ công tơ từ chương trình CMIS3.0 và đồng bộ thông tin khách hàng sẽ được thực hiện trên thiết bị máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh. Biên bản treo tháo sẽ cập nhật trực tiếp trên thiết bị thông minh và chụp ảnh chỉ số công tơ tháo và chỉ số công tơ treo để lưu trữ. Sau khi hoàn thiện biên bản treo tháo, công nhân điện lực sẽ nhắn đến điện thoại của khách hàng bằng mã OTP và đồng bộ thông tin treo theo sẽ về CMIS3.0 để quản lý. Việc này góp phần giảm kiến nghị của khách hàng do có thể tra cứu, tải được ảnh chỉ số công tơ treo, công tơ tháo qua mạng internet trên các kênh thông tin như: Web CSKH, App CSKH. Đặc biệt, khi khách hàng đi vắng vẫn có thể xác nhận được biên bản treo tháo do thực hiện xác nhận trên môi trường mạng. Thông tin được cập nhật online vào hệ thống CMIS3.0 giúp việc quản lý thông tin đo đếm được chính xác kịp thời, lãnh đạo có thể kiểm soát, đánh giá được kết quả thực hiện ngay trong ngày và có cơ sở đánh giá, so sánh năng suất lao động của các tổ nhóm công tác để bố trí, phân giao công việc hợp lý.
EVNNPC cũng chuẩn hóa thông tin khách hàng tại tất cả các Công ty Điện lực trực thuộc như: dán tem khách hàng, dán biển cột, dán biển An toàn và treo biển lộ đường dây.
Là đơn vị đã chuẩn hóa thông tin cho 99,99% khách hàng, Công ty Điện lực Hưng Yên được khách hàng đánh giá cao trong việc ứng dụng các công nghệ số vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, mang lại rất nhiều tiện ích cho khách hàng.
Một quy trình khác cũng được số hóa thành công, mang lại nhiều lợi ích là Quy trình quản lý điện năng mua bán và thanh toán của các nhà máy điện IPP và điện mặt trời mái nhà. EVNNPC đang ký kết hợp đồng mua bán điện với hơn 250 nhà máy thủy điện nhỏ và 8.066 dự án điện mặt trời mái nhà. Việc quản lý điện năng mua bán và thanh toán của các nhà máy điện IPP, các dự án điện mặt trời, các hợp đồng mua bán điện, thông tin của các nhà máy diện, dữ liệu đo xa của các nhà máy… được cập nhật, đồng bộ tự động vào chương trình để tính tiền mua điện hàng tháng, lập tờ trình thanh toán và tổ chức ký số luân chuyển hồ sơ thanh toán cho các nhà máy.
Việc số hóa cũng rút ngắn thời gian ký hồ sơ thanh toán cho khách hàng, từ 3đến 5 ngày xuống còn 1 ngày và việc thanh toán diễn ra mọi lúc, mọi nơi. Đồng thời, cán bộ nghiệp vụ có thể theo dõi được tiến trình ký hồ sơ để tháo gỡ ngay các vướng mắc khi tác nghiệp.
EVNNPC cũng đã số hóa thành công các Quy trình báo cáo hỗ trợ điều hành, Quy trình báo cáo theo dõi thu nộp tiền điện, quản lý hợp đồng mua bán điện, quản lý thiết bị đo đếm.
Số hóa quy trình nghiệp vụ là một trong những trọng tâm của kế hoạch chuyển đổi số được EVNNPC tập trung triển khai trong năm 2021 - 2022. Những lợi ích mang lại cho chính khách hàng và ngành Điện đã và đang cho thấy những bước đi đúng đắn của EVNNPC trong lộ trình chuyển đổi số, tạo không gian tương tác trên môi trường mạng cho toàn thể CBCNV Tổng công ty cũng như khách hàng sử dụng điện.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tỉnh Nghệ An vừa có văn bản chỉ đạo các ban, ngành chức năng mở đợt cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển, xử lý tàu cá “3 không”, tàu cá không đủ điều kiện tham gia hoạt động khai thác thủy sản trái phép, tàu cá đã xóa đăng ký nhưng vẫn còn hoạt động...
Văn Thanh
12:44 22/11/2024(Thanh tra) - Từ đầu năm 2021 đến nay, huyện Mường Ảng (Điện Biên) phát huy hiệu quả nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, giúp diện mạo các địa bàn còn nhiều khó khăn đổi thay, tạo sinh kế, việc làm… giúp cải thiện đời sống Nhân dân, đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm còn 22,13%, tỷ lệ hộ cận nghèo còn 18,04%.
Trần Trung
11:43 22/11/2024Thái Hải
11:24 22/11/2024Ngọc Phó
10:36 22/11/2024Kim Thành
21:13 21/11/2024Hoàng Nam
16:03 21/11/2024Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh
Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân