Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 22/03/2013 - 08:59
(Thanh tra)- Đó là một trong những quy định được Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đề xuất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề vốn đang bị học sinh quay lưng.
Theo thống kê của Tổng cục Dạy nghề về tuyển sinh cao đẳng nghề, năm 2012, cả nước tuyển được 84.381 người. Trong đó, đồng bằng sông Hồng có 32.683 người, trung du và miền núi phía Bắc là 4.860 người, Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung có 15.964 người, Đông Nam bộ có 23.083 người và đồng bằng sông Cửu Long có hơn 6.000 người. Ngoài việc phân bố không đồng đều giữa các vùng, miền thì còn có sự phân khúc giữa các nghề trong đăng ký học nghề của thí sinh.
Thống kê cũng cho thấy, nghề nào có trường tập trung tuyển sinh và đào tạo thì thu hút được nhiều thí sinh như nghề điện công nghiệp có 141 trường, công nghệ ô tô có 105 trường, quản trị mạng máy tính có 103 trường, hàn có 106 trường, kế toán doanh nghiệp có 159 trường... Còn một số nghề đặc thù, độc hại, nặng nhọc như lái tàu đường sắt, luyện kim màu, kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò… rất khó tuyển sinh, dù nhu cầu cần lao động rất lớn.
Đáng chú ý, trong tổng số tuyển sinh của năm 2012, có tới trên 80% học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp có việc làm đúng nghề đào tạo và thu nhập ổn định.
Tuy nhiên, việc tuyển sinh dạy nghề vẫn còn gặp không ít khó khăn, thách thức. Mặc dù các trường dạy nghề có nhiều nỗ lực cải cách chương trình cũng như hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho việc thực hành nghề nhưng vẫn không thể thu hút học sinh đăng ký theo học. Nhiều trường nghề không chiêu sinh được học viên và một số trường có nguy cơ phải đóng cửa.
Ông Phạm Đức Thắng, Phó Vụ Trưởng Vụ Dạy nghề chính quy, Tổng cục Dạy nghề, cho rằng, hiện chưa có cơ chế, chính sách có tính bắt buộc để doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ với cơ sở dạy nghề trong quá trình đào tạo và tuyển dụng lao động. Một khó khăn nữa, các trường đại học, cao đẳng mở ra nhiều, chỉ tiêu tuyển sinh ngày càng tăng, điểm chuẩn hạ thấp, thời gian tuyển sinh lại kéo dài nên đã thu hút phần lớn học sinh vào học đại học, cao đẳng. Trong khi đó, số lượng học sinh tốt nghiệp THPT hàng năm không tăng.
Theo Tổng cục Dạy nghề, hệ thống dạy nghề Việt Nam hiện nay có 153 trường cao đẳng nghề, 307 trường trung cấp nghề và hơn 800 trung tâm dạy nghề. Học sinh có nhu cầu học nghề phần lớn là con em gia đình nghèo, hoặc ở vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số. Trong khi đó, theo quy định, đối tượng tốt nghiệp THCS khi vào học trung cấp nghề phải bổ sung kiến thức văn hóa thêm 1 năm đã gây tâm lý "ngại học" đối với không ít học sinh.
Bên cạnh đó, hiện cũng chưa có quy định thang bảng lương riêng cho giáo viên, giảng viên dạy nghề, chưa có chính sách đủ mạnh để thu hút người học những nghề nặng nhọc, độc hại.
Ông Trần Văn Đông, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề Cơ điện Hà Nội, cho biết: Sau 6 năm thành lập, dù đã rất nỗ lực trang bị đủ hệ thống cơ sở vật chất, thậm chí còn mạnh tay đầu tư các thiết bị hiện đại bậc nhất phục vụ dạy và học, nhưng vẫn vắng thí sinh. Tuyển sinh ngày càng gặp khó khăn, đa phần thí sinh xin vào các ngành kỹ thuật. Những ngành nông - lâm - thủy sản ngày càng ít và khó tuyển sinh, có khoa chỉ tuyển 6 sinh viên nhưng vẫn phải tổ chức đào tạo. Ngành kế toán doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp năm 2012 quá “ế” vì chỉ tuyển sinh được 4 lớp, trong khi các năm trước là trên 10 lớp. Ông Đông kiến nghị cần có sự phân luồng và chính sách hỗ trợ cho người đi học nghề, có chính sách ưu tiên những nghề khó tuyển sinh, nghề độc hại.
Theo đại diện Tổng cục Dạy nghề, năm 2013, một tín hiệu mừng cho học sinh trường nghề là Tổng cục sẽ kiến nghị Chính phủ có những chính sách đặc thù dành cho các trường nghề như hỗ trợ kinh phí độc hại cho học sinh trường nghề. Tổng cục Dạy nghề yêu cầu các tỉnh/thành chỉ dạy nghề theo nhu cầu, không theo số lượng và cần có sự phân luồng học sinh. Tổng cục sẽ kết hợp nhiều cơ quan chức năng tăng cường giám sát chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn và sẽ xử phạt mạnh các cán bộ làm sai, đóng cửa cơ sở dạy nghề không đúng quy định.
Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Ngọc Phi cho biết, thời gian tới, bên cạnh hướng việc dạy và học nghề theo nhu cầu thị trường lao động, thiết lập chính sách đặc thù khuyến khích học sinh theo học nghề, Bộ cũng sẽ có những thay đổi căn bản trong Luật Dạy nghề. Phấn đấu tới năm 2015, hoạt động dạy nghề của nước ta phải đạt 26 trường chất lượng cao, 5 trường đạt đẳng cấp quốc tế, năm 2020 cả nước có khoảng 10 - 12 trường đạt cấp quốc tế.
Thanh Phương
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Những ngày vừa qua, trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) xuất hiện hiện tượng mạo danh nhân viên điện lực để đòi nợ tiền điện và yêu cầu khách hàng thao tác các bước theo đường dẫn (link) đối tượng cung cấp.
Theo EVNNPC
21:24 12/12/2024(Thanh tra) - Hưởng ứng lời kêu gọi “Mỗi cơ quan, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” và với tinh thần tương thân tương ái, Điện lực Bát Xát (thuộc Công ty Điện lực Lào Cai) đã có một nghĩa cử cao đẹp khi nhận nuôi và hỗ trợ em Lý Thanh Chiêu (sinh năm 2015), một trẻ mồ côi cha do hậu quả của cơn bão số 3 vừa qua.
Theo EVNNPC
21:11 12/12/2024Theo EVNNPC
21:10 12/12/2024Thái Hải
20:36 12/12/2024T.Thanh
18:48 12/12/2024Kim Thành
18:39 12/12/2024Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải
Theo EVNNPC
Hồng Vân
T.T