Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 17/11/2016 - 06:28
(Thanh tra)- Đó là một trong những khẳng định tại thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị Tổng kết Dự án (D.A) di dân, tái định cư (TĐC) Thủy điện Sơn La diễn ra mới đây tại tỉnh Điện Biên.
Thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên, một trong những điểm TĐC Thủy điện Sơn La. Ảnh: P.N
Thủy điện Sơn La là D.A quan trọng quốc gia, có quy mô lớn, góp phần bảo đảm nguồn cung cấp điện lâu dài và ổn định, giữ vững an ninh năng lượng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. D.A di dân, TĐC là hợp phần quan trọng trong D.A Thủy điện Sơn La thực hiện di dân khỏi vùng ngập lòng hồ đến nơi ở mới, đã hoàn thành trước thời hạn 3 năm.
Sau 15 năm thực hiện, D.A di dân, TĐC cho trên 20 nghìn hộ đồng bào các dân tộc vùng cao. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nơi ở mới đã tốt hơn, với nhiều mô hình sản xuất hiệu quả; kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ, bản sắc văn hóa cộng đồng các dân tộc được bảo tồn và phát huy, khối đại đoàn kết được củng cố...
Công tác quản lý đầu tư D.A cơ bản thực hiện tốt, đảm bảo đúng quy định; hạn chế về tình trạng tham nhũng, lãng phí, thất thoát vốn D.A.
Bên cạnh những thành tích chủ yếu trên, quá trình thực hiện D.A di dân, TĐC Thủy điện Sơn La còn một số tồn tại, hạn chế: Đời sống vật chất của người dân TĐC tại một số điểm vẫn chưa ổn định, khó phát triển bền vững, dễ xảy ra tái nghèo; thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào vùng di dân, TĐC còn nhiều khó khăn, tỷ lệ đạt thấp; đầu tư lớn nhưng số xã đạt các tiêu chí xã nông thôn mới còn rất ít; công tác khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các hộ dân TĐC sản xuất nông nghiệp chưa được triển khai sâu rộng; công tác đào tạo nghề và chuyển đổi nghề nghiệp còn chậm...
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các địa phương và Ban Chỉ đạo Nhà nước D.A Thủy điện Sơn La tiếp tục quan tâm hơn nữa đối với vùng D.A di dân, TĐC về hạ tầng xã hội, nhất là đào tạo lao động, giải quyết việc làm, tư vấn, hỗ trợ đồng bào sản xuất, kinh doanh; giữ gìn bản sắc văn hóa, phong tục truyền thống tốt đẹp, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Điều tra, tổng hợp các số liệu về đời sống của người dân TĐC, như việc làm, thu nhập, nhu cầu về giáo dục, y tế; cần tiếp tục lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng, những phản ánh, kiến nghị của đồng bào để tổng hợp gửi cơ quan chức năng xem xét, giải quyết.
Đồng thời, đẩy mạnh công tác xây dựng các thôn, bản, xã nông thôn mới; chú ý xây dựng và phát triển hợp tác xã kiểu mới để thực hiện công tác khuyến nông, khuyến công và du lịch cộng đồng, liên kết các ngành nghề, giúp đỡ nhân dân tổ chức lại sản xuất để xây dựng nông thôn mới.
Đổi mới phương thức hỗ trợ nhằm huy động các nguồn lực ổn định đời sống của nhân dân một cách bền vững. Khuyến khích sự tham gia rộng rãi của cộng đồng ngay từ chủ trương đầu tư, giám sát, thực hiện, đánh giá hiệu quả đối với các công trình, phục vụ cộng đồng, với truyền thống và phong tục, tập quán của nhân dân.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá tình hình thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn TĐC đã ban hành, kiến nghị điều chỉnh, bổ sung hoặc ban hành chính sách mới cho phù hợp với thực tế tại các vùng TĐC Thủy điện Sơn La.
Đối với UBND các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu nghiên cứu các giải pháp để khắc phục tình trạng thiếu đất sản xuất theo hướng tổ chức lại sản xuất, chuyển đổi ngành nghề phù hợp điều kiện thực tế từng điểm TĐC. Hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho số hộ chưa được cấp. Hoàn thành 6 công trình đang thi công (tỉnh Điện Biên 4 công trình, tỉnh Lai Châu 2 công trình); thực hiện 35 D.A phát triển sản xuất nông nghiệp và D.A kè suối Nậm La, TP Sơn La, tỉnh Sơn La từ số vốn tiết kiệm còn dư sau quyết toán hoàn thành D.A.
Phương Nhi
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Việt Nam được Liên hiệp quốc coi là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.
T.Thanh
13:44 12/12/2024(Thanh tra) - Hà Nội sẽ hạn chế hoặc cấm lưu thông với nhiều phương tiện chạy bằng xăng dầu gây ô nhiễm cao vào vùng phát thải thấp. Thí điểm trước tiên ở 2 quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.
Hải Hà
12:08 12/12/2024Trần Lê
10:32 12/12/2024Thu Nga
21:26 11/12/2024Trần Kiên
20:41 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Bùi Bình
Hải Hà