Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 22/08/2019 - 21:35
(Thanh tra) - Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị "Phát triển hồ tiêu bền vững đáp ứng yêu cầu các hiệp định thương mại tự do (FTA)" diễn ra trong 2 ngày 22- 23/8 tại Đắk Nông do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) tổ chức.
Năm 2018, diện tích hồ tiêu có dấu hiệu giảm dần còn 149,8 ngàn ha và dự kiến năm 2019 khoảng 140 ngàn ha. Ảnh: Lê Hiếu
Theo Bộ NN & PTNT, từ năm 2010 đến 2017, diện tích hồ tiêu nước ta tăng rất nhanh, năm 2010 cả nước có 51,3 ngàn ha, năm 2014 là 85,6 ngàn ha, đến hết 2017 theo số liệu của các tỉnh là 151,9 ngàn ha, tăng 196 % so với năm 2010, tăng 22% so với năm 2016 và vượt định hướng phát triển trên 100 ngàn ha.
Năm 2018, diện tích hồ tiêu có dấu hiệu giảm dần còn 149,8 ngàn ha và dự kiến năm 2019 khoảng 140 ngàn ha. Nguyên nhân là do khi tiêu được giá, nông dân đầu tư trồng tiêu trên nhiều loại đất khác nhau, chăm bón nhiều phân vô cơ, phân bón lá, kích thích sinh trưởng, sử dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật... Tuy nhiên, khi giá tiêu giảm mạnh nông dân đã không chăm sóc, không phòng trừ sâu bệnh dẫn đến cây suy kiệt, giảm sức chống chịu với dịch bệnh và điều kiện thời tiết bất lợi.
Năng suất bình quân hồ tiêu những năm gần đây tăng không đáng kể và chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, năm 2010 năng suất là 23,9 tạ/ha, năm 2015 là 26,1 tạ/ha, năm 2016 hạn hán xảy ra nghiêm trọng tại các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam bộ, năng suất hồ tiêu giảm còn 24,4 tạ/ha, năm 2017 đạt 25,9 tạ/ha. Năm 2018 năng suất hồ tiêu 23,8 tạ/ha và năm 2019 dự kiến là 25,5 tạ/ha.
Năng suất hồ tiêu cao nhất thuộc các tỉnh vùng Tây Nguyên, bình quân 30,4 tạ/ha; tỉnh có năng suất cao là Gia Lai 40,4 tạ/ha, Đắk Lắk 29,7 tạ/ha, Bình Phước 28,6 tạ/ha.
Theo Cục Bảo vệ thực vật, hiện nay trên thế giới có 41 nước sản xuất hồ tiêu và có trên 120 nước nhập khẩu hồ tiêu. Hồ tiêu Việt Nam đã có mặt trên 105 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Năm 2006, diện tích hồ tiêu Việt Nam chiếm 6%, sản lượng đạt 18% toàn thế giới; đến năm 2016, diện tích chiếm khoảng 25,8% diện tích hồ tiêu thế giới (124,5/482,5 nghìn ha), năng suất gấp 2,6 lần so trung bình các nước nên sản lượng chiếm tới 41,7% sản lượng hồ tiêu toàn thế giới (193,3/462,9 nghìn tấn), trở thành là quốc gia sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu số một thế giới và liên tục giữ vững vị trí đó đến nay.
Tuy nhiên, sản xuất hồ tiêu chưa bền vững, diện tích trồng hồ tiêu ở nhiều vùng tăng nhanh; nghiên cứu chọn tạo giống hồ tiêu mới bắt đầu; áp dụng quy trình kỹ thuật sản xuất như tưới nước tiết kiệm, phòng trừ sâu bệnh hại nhất là bệnh chết nhanh, chết chậm và sản xuất theo hướng GAP, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm còn chưa toàn diện.
Tại Việt Nam, trên cây hồ tiêu có khoảng 30 loại sinh vật gây hại, trong đó có 13 loại chủ yếu. Những năm gần đây, bệnh chết nhanh, chết chậm, tuyến trùng hại rễ là những đối tượng dịch hại nguy hiểm nhất, thường xuyên đe dọa gây thiệt hại lớn cho sản xuất hồ tiêu.
Qua tổng hợp tình hình tiêu chết nghiêm trọng: Gia Lai có diện tích hồ tiêu 16.278 ha, diện tích hồ tiêu bị chết là 5.547 ha; Đắk Lắk: diện tích hồ tiêu 38.616 ha; diện tích tiêu bị chết là 2.219,75 ha; Đắk Nông có diện tích hồ tiêu là 34.113ha; hồ tiêu bị chết là 1.827 ha; Bình Phước: diện tích hồ tiêu là 17.178 ha, diện tích hồ tiêu bị chết là 962 ha. Đồng Nai: diện tích hồ tiêu 19.022 ha; diện tích hồ tiêu bị chết là 831 ha...
Còn theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), hiện nay Việt Nam có khoảng 200 doanh nghiệp chế biến, kinh doanh hồ tiêu, trong đó, 18 doanh nghiệp chế biến lớn với công suất khoảng 80.000 tấn/năm, 14 nhà máy có hệ thống xử lý hồ tiêu qua hơi nước với công nghệ khá hiện đại, đạt tiêu chuẩn ASTA, ESA, JSSA.
Sản phẩm hồ tiêu chế biến chủ yếu bao gồm tiêu đen, tiêu trắng, tiêu nghiền bột; ngoài ra còn có các sản phẩm có số lượng ít như tiêu đỏ, tiêu xanh, tiêu đỏ ngâm nước muối... Tuy nhiên, cơ cấu sản phẩm hồ tiêu chế biến chưa hợp lý, tiêu trắng (tiêu sọ) có giá trị gia tăng cao chỉ chiếm 10 - 15% tổng sản lượng. Hồ tiêu Việt Nam chủ yếu vẫn xuất thô, luôn cạnh tranh bằng giá ở phân khúc thấp.
Xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam năm 2016 đạt 176,6 nghìn tấn, kim ngạch đạt kỷ lục 1.422 triệu USD. Năm 2017, cả nước xuất khẩu được khoảng 214 ngàn tấn tiêu, kim ngạch đạt 1,11 tỷ USD; giảm 21% so với năm 2016. Năm 2018, xuất khẩu được 232 ngàn tấn, kim ngạch đạt 758,8 triệu USD giảm 32,1% về giá trị. Trong 7 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu tiêu đạt 201 nghìn tấn và 514 triệu USD, tăng 32,5% về lượng nhưng giảm 0,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.
Tuy nhiên, nguồn cung tiêu trên thế giới đã vượt quá nhu cầu, trong khi mức tăng về cầu khoảng từ 2-2,5%, thì mức tăng sản xuất là 5,5% giai đoạn 2012-2017. Ngành sản xuất, chế biến hồ tiêu Việt Nam đang ở tình thế rất bấp bênh, do diện tích phát triển vượt quá quy hoạch, đặc biệt là ở các vùng không phù hợp, dịch bệnh trên cây hồ tiêu vẫn chưa có biện pháp phòng trừ hiệu quả.
Do vậy, Bộ NN & PTNT đã đưa ra định hướng đến năm 2025, duy trì diện tích trồng hồ tiêu khoảng 100.000 - 120.000 ha, diện tích cho sản phẩm 95.000 ha, năng suất bình quân 25-27 tạ/ha, sản lượng khoảng 237-256 ngàn tấn/năm. Trong giai đoạn 2017 - 2030, dự kiến phải tái canh hồ tiêu với diện tích khoảng 70.000 ha, bình quân mỗi năm trồng tái canh trung bình khoảng trên 5.400 ha.
Đổi mới mô hình tăng trưởng, chú trọng chất lượng ngay từ khâu nguyên liệu để tạo ra sản phẩm chất lượng cao và tham gia vào các thị trường có giá trị gia tăng cao để nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế; rà soát, đánh giá, định hướng phát triển và xây dựng các giải pháp phù hợp để thúc đẩy phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững; xây dựng chuỗi liên kết doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu với người trồng hồ tiêu, tổ chức sản xuất hồ tiêu an toàn, bền vững.
Các doanh nghiệp chế biến tiêu xuất khẩu cần tiếp tục đổi mới công nghệ, nhất là công nghệ thanh trùng, đảm bảo vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn ASTA, ESA, JSSA. Khuyến khích đầu tư công nghệ chế biến hiện đại để chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, nâng tỷ lệ tiêu trắng xuất khẩu đạt tỷ trọng 20% vào năm 2020 và 50% vào năm 2030...
Lê Phương
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thực hiện Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2023 – 2025, tỉnh Yên Bái đã đạt được thành tích đáng tự hào. Đến nay, toàn tỉnh đã hoàn thành xây dựng và sửa chữa 2.995 căn nhà trong tổng số 3.022 căn theo kế hoạch, tương đương 99%.
Bùi Bình
00:00 13/12/2024(Thanh tra) - Những ngày vừa qua, trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) xuất hiện hiện tượng mạo danh nhân viên điện lực để đòi nợ tiền điện và yêu cầu khách hàng thao tác các bước theo đường dẫn (link) đối tượng cung cấp.
Theo EVNNPC
21:24 12/12/2024Theo EVNNPC
21:11 12/12/2024Theo EVNNPC
21:10 12/12/2024Thái Hải
20:36 12/12/2024T.Thanh
18:48 12/12/2024Trần Kiên
Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC