Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 08/12/2013 - 09:56
(Thanh tra) - Quan điểm và cách nhìn nhận về giảm nghèo hiện đã có sự thay đổi rõ rệt, trong đó chỉ ra rằng, Việt Nam cần hướng tới những kết quả giảm nghèo mang tính bền vững nhiều hơn là tiếp tục ưu tiên hàng đầu cho việc giảm nghèo qua từng năm. Điều này cho thấy, cần có một cơ chế đối thoại, trao đổi cởi mở hơn giữa các cơ quan, tổ chức khác nhau…
Chồng chéo và lãng phí
“Xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ, nhận thức cho đồng bào dân tộc thiểu số là nhiệm vụ lâu dài, trọng tâm mà Đảng và Chính phủ đã đặt ra, nhằm giúp đồng bào vượt qua các yếu tố bất lợi về điều kiện tự nhiên, khó khăn về kinh tế - xã hội, từng bước phát huy nội lực, vươn lên phát triển bền vững.” |
Nhằm hỗ trợ kỹ thuật cho việc thực hiện hoạt động giám sát theo Nghị quyết 621/NQ-UBTVQH13 ngày 22/7/2013 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đã tiến hành nghiên cứu việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo giai đoạn 2005 - 2012.
Mục tiêu tổng thể là đánh giá tổng quan các kết quả chính của các nghiên cứu từ giai đoạn 2005 đến thời điểm hiện tại về giảm nghèo tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đưa ra những vấn đề mang tính gợi ý sâu cho các hoạt động giám sát của Đoàn Giám sát theo nội dung của Nghị quyết.
Chuyên gia tư vấn về giảm nghèo Nguyễn Thanh Biên cho biết, báo cáo tổng quan các nghiên cứu về giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2012, trong đó còn rất nhiều tồn tại, việc xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách liên quan tới các yếu tố về nguồn lực, hoạt động điều phối, năng lực bộ máy giảm nghèo là được nhắc đến nhiều nhất. Mặc dù đã có nhiều đổi mới, nhưng hơn 10 năm qua, sự chồng chéo của hệ thống chính sách giảm nghèo vẫn chưa được khắc phục. Đây chính là thách thức lớn trong công tác giảm nghèo.
Đại diện nhóm chuyên gia tư vấn, ông Nguyễn Văn Thục cho rằng, ba chương trình, chính sách đang có sự chồng chéo cao nhất là Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) giảm nghèo, Chương trình 135 và Nghị quyết 30a. “Chồng chéo dẫn tới thiếu sự điều phối thống nhất giữa các chương trình, dự án, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả giảm nghèo và ảnh hưởng tới nguồn lực giảm nghèo vốn khan hiếm. Không những thế, sự phức tạp trong cơ chế thực hiện cũng làm tăng thêm chi phí thời gian, tiền bạc.
Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Đỗ Mạnh Hùng cho biết, kết quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo giai đoạn 2005 - 2012 tại Đắk Nông, Gia Lai và Quảng Ngãi sự chồng chéo về chính sách cũng chính là nguyên nhân được nhắc tới nhiều lần. Song các địa phương không nêu rõ cụ thể tên các chính sách, đánh giá cụ thể mức độ chồng chéo như thế nào. Điều này khiến việc hoạch định chính sách gặp rất nhiều khó khăn.
Đòi hỏi hợp nhất chính sách
Đánh giá công tác giảm nghèo giai đoạn 2005 - 2012, báo cáo nghiên cứu chỉ ra rằng: Các kết quả giảm nghèo từ năm 2005 tới nay đều đạt và vượt các mục tiêu. Chiến lược xóa đói giảm nghèo giai đoạn này đều được triển khai có hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, các nghiên cứu về giảm nghèo cũng đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực giảm nghèo ở Việt Nam. Đặc biệt trong giai đoạn gần đây, các nghiên cứu có xu hướng nhấn mạnh tới tính bền vững của kết quả giảm nghèo trước các thách thức mới về kinh tế, đời sống, biến đổi khí hậu, thiên tai… Trong khi đó, nhiều vấn đề khác vẫn đang tồn tại dai dẳng không chỉ mang tính truyền thống mà còn ngày càng có xu hướng phức tạp, đặc biệt là vấn đề nghèo ở đồng bào các dân tộc.
Theo chuyên gia tư vấn Nguyễn Việt Nga, cùng một chính sách nhưng các Bộ, ngành lại có những hướng dẫn riêng. Để Chương trình MTQG giảm nghèo gọn nhẹ hơn, hiệu quả giảm nghèo nâng cao hơn, nên chăng các chính sách hỗ trợ gắn với quản lý Nhà nước của các Bộ, ngành có thể thiết kế lồng ghép trong các hoạt động hàng năm như chính sách về BHYT, chính sách giáo dục. Các chương trình, dự án liên quan tới cơ sở hạ tầng có thể thống nhất trong Chương trình 135…
Đại diện nhóm chuyên gia tư vấn Trần Thị Hạnh cũng cho rằng: Kết quả rà soát các chính sách giảm nghèo cho thấy, nhiều Bộ, ngành liên quan tới một chính sách, chương trình về giảm nghèo, điều này dẫn tới trách nhiệm không rõ ràng trong quá trình thực hiện. Cần thay đổi tư duy về giảm nghèo chuyển từ hỗ trợ qua từng chương trình, dự án giảm nghèo cụ thể sang cách tiếp cận tăng trưởng bao trùm mọi đối tượng trong xã hội và hỗ trợ an sinh xã hội. Để phân loại được đối tượng nghèo và có những giải pháp riêng với từng nhóm trước hết cần cải thiện cách thức xác định hộ nghèo, nói cách khác là phân loại nguyên nhân nghèo của từng nhóm.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thực hiện Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2023 – 2025, tỉnh Yên Bái đã đạt được thành tích đáng tự hào. Đến nay, toàn tỉnh đã hoàn thành xây dựng và sửa chữa 2.995 căn nhà trong tổng số 3.022 căn theo kế hoạch, tương đương 99%.
Bùi Bình
00:00 13/12/2024(Thanh tra) - Những ngày vừa qua, trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) xuất hiện hiện tượng mạo danh nhân viên điện lực để đòi nợ tiền điện và yêu cầu khách hàng thao tác các bước theo đường dẫn (link) đối tượng cung cấp.
Theo EVNNPC
21:24 12/12/2024Theo EVNNPC
21:11 12/12/2024Theo EVNNPC
21:10 12/12/2024Thái Hải
20:36 12/12/2024T.Thanh
18:48 12/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC