Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 03/10/2013 - 14:55
(Thanh tra) - Chỉ số công lý 2012 cho thấy, tình trạng kém hiệu quả của cơ quan Nhà nước trong việc đáp ứng các nhu cầu pháp lý cơ bản của người dân, xử lý các vụ tranh chấp dân sự và khiếu kiện hành chính khiến người dân tìm kiếm cách giải quyết bên ngoài hệ thống công lý.
Người dân được khảo sát phản ánh, ngay những yêu cầu hành chính tư pháp đơn giản như đăng ký khai sinh, hộ tịch, ở các địa phương vẫn gặp khó khăn. Ảnh: Thảo Nguyên
Chỉ số công lý phản ánh 5 khía cạnh của quản trị công lý và chế độ pháp quyền theo ý kiến và sự trải nghiệm của người dân. Đó là khả năng tiếp cận, sự bình đẳng, tính liêm khiết, độ tin cậy và tính hiệu quả cùng với việc bảo đảm các quyền cơ bản.
Các TP lớn xếp hạng thấp về kiểm soát tham nhũng
Tại lễ công bố chỉ số công lý 2012 “Thực trạng về công bằng và bình đẳng dựa trên ý kiến của người dân” ngày 3/10, ông Đặng Hoàng Giang, đại diện nhóm nghiên cứu cho biết, cảm nhận của người dân về khả năng tiếp cận thông tin pháp luật, sự sẵn có của dịch vụ pháp lý cơ bản và khả năng trang trải trong giải quyết tranh chấp có sự chênh lệch lớn giữa các tỉnh, TP khảo sát, không phân hóa vùng miền đánh giá. Chỉ số “sẵn có của dịch vụ pháp lý” là yếu nhất trong 3 chỉ số thành phần và dao động nhiều nhất giữa các tỉnh.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, người dân không cảm thấy được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp. Người đồng tính, người có HIV/AIDS và người nghèo thường bị phân biệt đối xử. Theo tổng hợp kết quả chỉ số “bảo đảm bình đẳng trước pháp luật”, Quảng Nam và Sơn La ở nhóm dẫn đầu, điểm thấp nhất thuộc về Lâm Đồng. Đáng chú ý, cả Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều có kết quả ở dưới mức trung bình.
Chỉ số “giải quyết kịp thời các khiếu nại hành chính” có khoảng cách giữa các địa phương tương đối rõ rệt. Trong khi, TP Hồ Chí Minh làm tốt thời gian xử lý khiếu nại nhưng Hà Nội, Đà Nẵng thuộc nhóm cuối bảng.
Các TP lớn cũng tiếp tục xếp hạng thấp về kiểm soát tham nhũng. Trong khi điểm trung bình của chỉ số này là 0,9 thì Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều nằm trong nhóm dưới trung bình. Đà Nẵng, Hải Dương, Thừa Thiên Thuế cũng chỉ nhỉnh hơn đôi chút so với mức trung bình.
Hối lộ trong tranh chấp hành chính cao hơn trong tranh chấp dân sự, ở các TP lớn hơn nhiều ở các tỉnh khác. Mức độ chuyên nghiệp trong giải quyết tranh chấp dân sự và hành chính cũng không đều nhau. Thái độ chuyên nghiệp của cán bộ ở các tỉnh miền Bắc thấp hơn trung bình cả nước.
Người dân được khảo sát đánh gia vai trò giám sát của cấp xã cao hơn. 40% không đánh giá được vài trò của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Đồng thời, cảm thấy hiệu quả giải quyết tranh chấp yếu; bất an nhất về sự thiếu minh bạch trong quy hoạch đất đai (14%); về việc không có sổ đỏ (40%).
Tranh chấp đất đai đứng đầu bảng “gây bất ổn” ở địa phương
Ông Nguyễn Hưng Quang, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, gần 1/2 số người được điều tra cho rằng, tranh chấp đất là loại hình tranh chấp phổ biến nhất và tiếp tục là vấn đề “gây bất ổn” ở địa phương.
Các quy định hiện hành về quyền sử dụng đất và các kế hoạch sử dụng đất không minh bạch ở địa phương làm cho người dân mất lòng tin vào sự an toàn của hạn điền, khiến họ không muốn đầu tư lâu dài vào đất.
Trong toàn bộ 513 tranh chấp đất đai ghi nhận từ khảo sát thì có tới 38% các cuộc tranh chấp đất đai liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đền bù và tái định cư.
Đối với quan hệ lao động và việc làm, vướng mắc phổ biến là về tiền lương, chiếm gần 59% các tranh chấp về lao động. Gần 40% vướng mắc xảy ra với lao động thời vụ, ngắn ngày, dưới 3 tháng và không ký hợp đồng lao động.
Lao động trẻ em cũng là một vấn nạn mang tính phổ biến. Gần 19% người khảo sát cho biết việc sử dụng lao động trẻ em dưới 15 tuổi là phổ biến ở địa phương.
Gần 31% người được khảo sát cũng cho biết họ đang sống trong môi trường có ô nhiễm, ảnh hưởng chủ yếu từ nguồn nước, không khí ô nhiễm và tiếng ồn. Các nguyên nhân gây ô nhiễm chủ yếu từ rác thải sinh hoạt ở khu dân cư (39,7%), nguồn nước ngầm và nước tự nhiên như sông, hồ bị ô nhiễm (30,2%), cơ sở chăn nuôi, sản xuất ở địa bàn nơi sinh sống (12%)….
Tuy nhiên, chỉ có 12% người dân sống ở khu vực ô nhiễm đã khiếu nại hoặc khiếu kiện tới chính quyền yêu cầu khắc phục tình trạng ô nhiễm và môi trường thiệt hại….
Xử lý một vụ kiện hành chính kéo dài từ 17-27 tháng
Cơ chế giải quyết tranh chấp còn nhiều vướng mắc. 1/5 tất cả các khiếu kiện của công dân về chính sách xã hội, ô nhiễm môi trường không nhận được ý kiến phải hồi của các cơ quan hữu quan của nhà nước.
Khoảng 1/2 tất cả các tranh chấp đất đai, khiếu kiện môi trường vẫn chờ đợi nhà nước xử lý và các cơ quan nhà nước thường cần nhiều thời gian hơn luật định để xử lý các khiếu kiện hành chính. Tranh chấp kinh tế và dân sự được giải quyết tốt hơn, tỷ lệ đã giải quyết trên 70%.
Thực tế, thời gian trung bình để xử lý một khiếu kiện hành chính kéo dài từ 17 - 27 tháng, tùy thuộc vào khiến kiện đó là của cá nhân hay của hộ gia đình.
Chỉ số công lý 2012 cũng phát hiện tình trạng bất bình đẳng về cơ sở thực hiện các quyền cơ bản và tham gia vào quá trình cải cách Hiến pháp, đặc biệt ở các nhóm dân cư bị thiệt thòi về mặt xã hội như những người nghèo và phụ nữ.
Cứ 10 người dân thì có 4 người “chưa bao giờ nghe đến” hoặc “không biết gì” về Hiến pháp. Trong số những người có biết đến Hiến pháp, 23% không biết gì về quá trình sử đổi Hiến pháp đang diễn ra.
Chỉ số công lý 2012 chỉ ra rằng bất bình đẳng về tiếp cận thông tin và các dịch vụ pháp lý đang là rào cản trong việc bảo đảm các quyền cơ bản của người dân trên thực tế. Bên cạnh đó những hạn chế hiện thực hóa một số quyền cơ bản cũng có ảnh hưởng tiêu cực tới niềm tin của người dân vào các thiết chế công quyền.
Những người dân được khảo sát lên tiếng đòi hỏi phải có một hệ thống công lý nhạy bén, có hiệu quả, đáng tin cậy, chuyện nghiệp và dễ tiếp cận với mực độ liêm khiết cao.
Từ kết quả khảo sát, nhóm nghiên cứu cho rằng cần tiếp tục cải cách tư pháp và nâng cao hiệu lực của pháp luật để bảo đảm công lý cho người dân. Xây dựng hệ thống tư pháp hiện đại, hữu hiệu, liêm chính và dân chủ, đáp ứng các yêu cầu của người dân. Các dịch vụ hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp cần tiếp tục được cải thiện, bảo đảm thân thiện và dễ tiếp cận với người dân, đặc biệt là người nghèo, nhóm yếu thế….
|
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.
Trần Kiên
20:41 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Bùi Bình
14:37 11/12/2024Văn Thanh
13:59 11/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh
Thu Huyền
Hương Giang