Theo dõi Báo Thanh tra trên
Ngô Đồng
Thứ sáu, 05/11/2021 - 17:38
(Thanh tra) - Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng lại dữ liệu từ một số cuộc khảo sát xã hội học của Viện Nghiên cứu Tôn giáo những năm qua để tìm hiểu về những chuyển biến của niềm tin tôn giáo ở một số tôn giáo hiện nay.
Ảnh minh họa: phatgiao.org.vn
Kết quả cho thấy một cục diện chung là các tôn giáo đều có những biến chuyển nhất định trong niềm tin của người tín đồ. Tất nhiên, sự chuyển biến này ở mỗi tôn giáo là khác nhau do hoàn cảnh và giáo lý tổ chức của mỗi tôn giáo không giống nhau.
Cuộc khảo sát của Viện Nghiên cứu Tôn giáo với 5 tỉnh Tây Nguyên năm 2013 với Công giáo, Tin lành, đưa ra một số con số như sau:
Phần lớn số tín đồ Tin lành trong mẫu khảo sát được hỏi ở địa bàn Tây Nguyên khẳng định có niềm tin sâu sắc vào những điều cơ bản của tôn giáo này: 99,0% tin Chúa Trời là đấng toàn năng tạo dựng nên vũ trụ và loài người, 97,1% tin có thiên đường và hỏa ngục, 83,3% tin ma quỷ có thật và vẫn hiện hữu hằng ngày, 93% tin Chúa tái lâm có dấu hiệu ngày đó đang đến gần, 64,85% tin các phép lạ vẫn xảy ra hằng ngày, 95% tin Kinh Thánh được hà hơi bởi Chúa Trời và không thể sai lầm.
Đa số tín đồ Tin lành ở Tây Nguyên tham gia đầy đủ hoạt động tôn giáo. Riêng việc đóng góp 1/10 thu nhập chưa được tín đồ Tin lành ở Tây Nguyên thực hiện đầy đủ, có lẽ do đây là vùng tín đồ dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn nên nhiều chi hội Tin lành chưa áp dụng triệt để quy định này.
Theo cuộc khảo sát của Viện Nghiên cứu Tôn giáo năm 2017, trong 267 người theo Tin lành được hỏi: “Khi thực hiện những hoạt động tôn giáo tại nhà, ông bà có làm theo giáo lý không”, thì có tới 251 người trả lời là có làm theo giáo lý Tin lành, chiếm tỷ lệ 94% người được hỏi.[1]
Cuộc khảo sát của Viện Nghiên cứu Tôn giáo tại Tây Nguyên năm 2013 đối với Phật giáo, có 82,3% tín đồ Phật giáo được hỏi cho rằng Phật là bậc giác ngộ, 72,5% cho rằng Phật là bậc cứu khổ cứu nạn.
Ngoài ra niềm tin của Phật tử ở Tây Nguyên thể hiện qua mục đích đúng đắn đến với Phật giáo. Mong muốn lớn nhất của bộ phận đồng bào Tây Nguyên theo Phật giáo là hoàn thiện đạo đức bản thân. Điều này thể hiện giá trị đạo đức Phật giáo đang ngày càng tác động tích cực sâu rộng trong đời sống xã hội. Mục đích mang tính thực dụng như cầu tài cầu lộc được ít tín đồ Phật giáo lựa chọn. Đa số tín đồ Phật giáo ở Tây nguyên nhận thức đúng về Phật: Là bậc giác ngộ, là bậc cứu khổ cứu nạn. Nghe giảng pháp cũng là một trong những hoạt động chính của tín đồ Phật giáo ở Tây Nguyên. Điều này góp phần khẳng định niềm tin sâu sắc và đúng đắn của tín đồ Phật giáo. Hầu hết Phật tử ở Tây Nguyên tham gia hoạt động này, trong đó 71,7% thường xuyên tham dự. [2]
Theo cuộc khảo sát của Viện Nghiên cứu Tôn giáo năm 2017 với tín đồ Phật giáo, với câu hỏi: “Khi thực hiện những hoạt động tôn giáo tại nhà, ông bà có làm theo giáo lý không”, kết quả 277/315 người trả lời thực hành theo giáo lý, chiếm 87,9%.[3]
Với trường hợp Islam, kết quả khảo sát xã hội học của Đề tài “Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trong gia đình Việt Nam” năm 2017 cũng cho thấy, những tín đồ Islam rất tuân thủ các lễ cầu nguyện trong ngày. Có trên 93% những người được hỏi họ thực hành đầy đủ 5 lễ cầu nguyện trong ngày theo quy định của tôn giáo mình. Việc cầu nguyện có thể diễn ra tại thánh đường hoặc nhà riêng. Người không thực hiện đủ 5 lễ cầu nguyện thường do những trở ngại như ốm đau, nhập viện, hoặc di chuyển đi xa.[4]
Cũng từ kết quả khảo sát năm 2017 kể trên với tín đồ Islam 57/57 người (100%) thực hành theo kinh Q’ran.[5]
Nhìn chung tín đồ Islam có một sự tuyên xưng mạnh mẽ đức tin với Thượng đế Ala của mình. Họ tuyệt đối tuân thủ các thực hành theo Thiên kinh Q’ran. Có lẽ người Chăm theo Islam rất hiếm trường hợp từ bỏ tôn giáo của mình qua kết hôn. Ngược lại đã số người ngoài kết hôn với người Chăm theo Islam đều phải gia nhập tôn giáo của họ.
Tuy nhiên cũng không ngoại lệ, dù có kết cấu chặt giữa tính dân tộc và tính tôn giáo, nhưng ở một vài thánh đường vẫn có những trường hợp thanh niên Islam không thường xuyên đến thánh đường cầu nguyện vào những ngày lễ trọng. Một số lao động ở các doanh nghiệp cũng không bảo đảm được giờ lễ do hoàn cảnh buộc họ phải vậy.[6]
------------------------------------
[1] . Viện Nghiên cứu Tôn giáo (2017), Kết quả khảo sát xã hội học của Đề tài "Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trong gia đình Việt Nam”.
[2] Xem thêm bài của Nguyễn Thị Minh Ngọc, Niềm tin tôn giáo trong mối quan hệ với niềm tin xã hội. Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số tháng 12/2014, tr 81-82.
[3] . Viện Nghiên cứu Tôn giáo (2017), Kết quả khảo sát xã hội học của Đề tài "Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trong gia đình Việt Nam”.
[4] . Thông tin từ cuộc khảo sát của đoàn công tác Viện Nghiên cứu Tôn giáo với một cộng đồng Chăm Islam tại An Giang vào tháng 8/2018.
[5] . Viện Nghiên cứu Tôn giáo (2017), Báo cáo kết quả khảo sát xã hội học Đề tài "Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trong gia đình Việt Nam hiện nay".
[6] . Thông tin từ cuộc khảo sát của Viện Nghiên cứu Tôn giáo tại Tây Ninh, Bình Phước, Ninh Thuận và Bình Thuận tháng 8 và tháng 9/2019.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhằm thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi bão số 3, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 4520/UBND-VX gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ngành liên quan, cùng UBND các huyện, thị xã và thành phố. Đây là một bước quan trọng nhằm đảm bảo các hộ gia đình bị thiệt hại có nơi ở ổn định, an toàn.
Bùi Bình
22:58 22/11/2024(Thanh tra) - Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về chống khai thác IUU, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai thực hiện đồng bộ và quyết liệt các giải pháp chống khai thác IUU.
Văn Thanh
22:01 22/11/2024Nam Dũng
21:38 22/11/2024Trần Kiên
21:14 22/11/2024Thu Huyền
21:08 22/11/2024T.Thanh
21:05 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương