Theo dõi Báo Thanh tra trên
Vân Thúy
Thứ hai, 26/07/2021 - 22:44
(Thanh tra) - Dự án Cụm Công nghiệp làng nghề Minh Phương thuộc huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc đang dần được hình thành, tương lai sẽ giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt tại thị trấn Yên Lạc. Ngành nghề chủ yếu hoạt động trong Cụm công nghiệp này là sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, mộc dân dụng, phế liệu... sẽ tạo việc làm cho khoảng 8.000 lao động
Bí thư Huyện ủy huyện Yên Lạc thông tin cụ thể về dự án Cụm Công nghiệp làng nghề Minh Phương. Ảnh Đức Nam
Dự án Cụm Công nghiệp làng nghề Minh Phương đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc thông qua tại Nghị quyết số 49/NQ–HĐND ngày 18/12/2017 về việc chấp thuận thu hồi đất để thực hiện các dự án, công trình năm 2018 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại Văn bản số 1567/TTg-NN ngày 9/11/2018 và đã có trong kế hoạch sử dụng đất năm 2018, 2019, 2020, 2021 của UBND huyện Yên Lạc.
Dự án Cụm Công nghiệp làng nghề Minh Phương có diện tích đất thu hồi là 33,3ha của hơn 500 hộ, trong đó có 14,07 ha đất thuộc địa phận thị trấn Yên Lạc và 19,3ha đất thuộc địa phận xã Nguyệt Đức.
Đến nay, huyện Yên Lạc đã thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) được 28,5 ha (đạt 85,6%), còn lại 4,8 ha (14,4%) chưa GPMB.
Hiện còn 78 hộ ở thị trấn Yên Lạc chưa chấp thuận nhận tiền bồi thường GPMB.
Ý kiến một số hộ cho rằng, dự án này không phải là dự án được nhà nước thu hồi, từ đó không đồng ý với mức giá bồi thường, và đòi hỏi đất dịch vụ, đòi hỏi phải thỏa thuận giá... vì cho rằng doanh nghiệp trục lợi bằng việc mua đất của dân để bán lại với mức giá cao.
Ngoài những ý kiến trên, trong thời gian vừa qua, nhiều người dân đã dựng lều bạt, tập trung đông người trên vị trí diện tích đất đã bàn giao cho doanh nghiệp chủ đầu tư.
Tuy nhiên, cũng theo đại đa số ý kiến của người dân đang sinh sống tại địa phương này thì, việc người dân tập trung đông người là vi phạm các quy định về công tác phòng, chống dịch Covid-19 của Đảng và Chính phủ đã đề ra.
Ngoài ra, việc người dân dựng lều bạt, ăn ở tại vị trí đã được giao cho chủ đầu tư cũng là vi phạm các quy phạm pháp luật liên quan.
Mặc dù trong suốt thời gian qua, huyện Yên Lạc đã tổ chức tuyên truyền vận động người dân trong diện thu hồi đất thực hiện về việc chấp thuận thu hồi đất để huyện thực hiện các dự án , nhưng một số người dân trong diện có đất phải thu hồi vẫn tập trung gây cản trở cho việc thực hiện dự án của chủ đầu tư.
Ông Nguyễn Khắc Hiếu, Bí thư Huyện ủy Yên Lạc cho biết, trong thời gian tới huyện sẽ tiếp tục tuyên truyền vận động các hộ dân nhận tiền bồi thường giải phóng mặt bằng, để huyện sớm giao đất cho chủ đầu tư.
Đối với các hộ dân không chấp hành, huyện sẽ tổ chức cưỡng chế. Dự kiến đợt 1, huyện sẽ cưỡng chế đối với 16 hộ/78 hộ tại Cụm Công nghiệp làng nghề Minh Phương vào khoảng giữa tháng 8. Trước khi tiến hành cưỡng chế, huyện sẽ có văn bản, gửi hồ sơ kế hoạch tổ chức cưỡng chế lên Công an tỉnh, Viện Kiểm sát tỉnh, Thanh tra tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc để thẩm định, tư vấn về mặt pháp lý, ông Nguyễn Khắc Hiếu thông tin.
Hiện nay, huyện Yên Lạc đã nhận được các văn bản phúc đáp, trả lời của các cơ quan của tỉnh là đã đầy đủ điều kiện về mặt pháp lý đối với kế hoạch cưỡng chế, ông Nguyễn Khắc Hiếu nhấn mạnh.
Được biết, Dự án Cụm Công nghiệp làng nghề Minh Phương đi vào hoạt động sẽ góp phần xây dựng một khu sản xuất tập trung có quy mô hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ và sản xuất đồng bộ, đáp ứng yêu cầu sản xuất cho người dân.
Ngoài ra, Dự án cũng sẽ giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt tại thị trấn Yên Lạc. Ngành nghề chủ yếu hoạt động trong Cụm công nghiệp này là sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, mộc dân dụng, phế liệu...
Khi đi vào hoạt động, Cụm Công nghiệp làng nghề Minh Phương dự kiến sẽ thu hút khoảng 260 doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các hộ cá thể.
Tính chất của dự án là tạo quỹ đất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào trong Cụm Công nghiệp, đưa các cơ sở sản xuất ở các khu dân cư vào cụm công nghiệp sản xuất tập trung, tách rời khu dân cư, từ đó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp và các hộ dân phát triển sản xuất kinh doanh.
Dự án dự kiến sẽ tạo việc làm cho khoảng 8.000 lao động địa phương và các khu vực lân cận. Giải quyết việc làm, phân công lại lao động, từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; duy trì, phát huy làng nghề truyền thống góp phần phát triển kinh tế của địa phương.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhằm thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi bão số 3, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 4520/UBND-VX gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ngành liên quan, cùng UBND các huyện, thị xã và thành phố. Đây là một bước quan trọng nhằm đảm bảo các hộ gia đình bị thiệt hại có nơi ở ổn định, an toàn.
Bùi Bình
22:58 22/11/2024(Thanh tra) - Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về chống khai thác IUU, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai thực hiện đồng bộ và quyết liệt các giải pháp chống khai thác IUU.
Văn Thanh
22:01 22/11/2024Nam Dũng
21:38 22/11/2024Trần Kiên
21:14 22/11/2024Thu Huyền
21:08 22/11/2024T.Thanh
21:05 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương