Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 26/02/2017 - 07:45
(Thanh tra) - Tha hương khỏi những miền quê tìm đến những khu công nghiệp (KCN) để mong có một cuộc sống tốt hơn. Thế nhưng, để “trụ” được cuộc sống ở thành phố, nhiều công nhân đang phải chầy chật tăng ca, thức khua dậy sớm, sinh hoạt tạm bợ, chắt bóp đồng lương để gửi về quê...
Khu nhà trọ giá rẻ tại thôn Bầu, xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội. Ảnh: LH
Ở khu trọ “rẻ nhất Hà Nội”
Tìm đến xã Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội) - nơi tập trung KCN, điều chúng tôi thu thập được là đa số các công nhân đều tìm đến các khu phòng trọ giá rẻ. Thậm chí được người dân đánh giá là “không đâu rẻ hơn tại Hà Nội” với giá thuê từ 600 - 800 đồng cho một phòng trọ hơn 10m2. “Trong căn phòng nhỏ hẹp như vậy bao gồm cả bếp nấu ăn, và thậm chí họ còn phải ở ghép 2 đến 3 người để mong tiết kiệm tối đa chi phí ở trọ. Mùa đông còn đỡ mùa hè thì thực sự không dám bước vào phòng vì nó như một lò thiêu” - một công nhân thành thật.
Cùng sống trong không gian phòng trọ chật hẹp, anh Nguyễn Văn Thực (28 tuổi, công nhân Công ty Canon - KCN Bắc Thăng Long) chia sẻ: “Tuy có thấy bí bách, nhưng cũng quen rồi. Ngoài thời gian làm chính thì còn thêm giờ nên về cũng chỉ để ngủ, cốt yếu là có chỗ ngả lưng sau những giờ tăng ca mệt mỏi”.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngoài gần 1.000 khu nhà trọ lớn nhỏ thuộc nhà dân xung quanh khu vực KCN Bắc Thăng Long thì công nhân còn có sự lựa chọn khác là kí túc xá tại các công ty như 2 khu kí túc xá của Công ty Canon và nhiều khu kí túc xá của các công ty khác. Với mức giá trọ chỉ từ 80 đến 100 nghìn đồng/người/tháng nếu so với trọ ở ngoài rẻ hơn khoảng 10 lần.
Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều công nhân ở trong kí túc xá của công ty tuy an ninh đảm bảo nhưng rất bất tiện về giờ giấc. Nếu có bạn bè hay người thân đến chơi, cần không gian riêng tư nhưng không thể lên phòng mà phải xuống dưới phòng khách nói chuyện, hết giờ ban quản lý lại yêu cầu...
“Chạy” ca đêm cả tháng mới đủ 3 triệu gửi về quê
Với mức lương trung bình của công nhân tại KCN từ 4 đến 5 triệu đồng/tháng, chị Nguyễn Thị Vượng (sinh năm 1993, công nhân Công ty DENSO) chia sẻ: “Tổng thu nhập của hai vợ chồng mình vào khoảng 9 - 10 triệu đồng nhưng riêng tiền thuê phòng và thuê người trông em bé đã mất khoảng 3 triệu đồng. Nếu tình cả mọi chi phí sữa, bỉm và xăng xe và sinh hoạt, chắt bóp lắm cũng chỉ dư ra 2 - 3 triệu đồng gửi về quê cho ông bà hoặc tích góp phòng lúc ốm đau”.
Để có được khoản thu nhập trên thì hai vợ chồng chị Vượng phải làm tăng ca rất nhiều, có ngày làm lên tới 14 - 15 tiếng. “Mình thì còn con nhỏ nên cũng hạn chế nhưng ông xã mình thì có ngày chẳng nhìn thấy mặt con, về cái ngủ được vài tiếng lại đi luôn” - chị Vượng ngậm ngùi.
Đối với những công nhân tăng ca ít thì thu nhập eo hẹp hơn nhiều. Bùi Minh Tuấn, 28 tuổi, công nhân Công ty Hoya chia sẻ: “Mình làm thêm ít lắm, tháng chỉ hơn chục ngày, tính cả lương cơ bản và lương tăng ca cũng chỉ được 5 - 6 triệu đồng, trừ tiền nhà và tiền ăn đi thì chỉ còn khoảng 3 - 4 triệu đồng chỉ đủ chi tiêu, sinh hoạt cho bản thân, tháng nào mà “quá tay” là cũng chẳng còn đồng nào gửi về quê”.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhằm quan tâm đến việc cải thiện đời sống sinh hoạt của công nhân KCN thì một số công ty cũng tổ chức đi nghỉ mát hàng năm, đầu xuân năm mới thì cũng có những chương trình bốc thăm tặng quà như TV, máy giặt...
Các công ty thuộc KCN Bắc thăng Long cũng đã góp vốn đầu tư xây dựng trường mầm non Kim Chung A để phục vụ nhu cầu gửi trẻ cho con em công nhân trên địa bàn.
Thiết nghĩ các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp cần có sự phối hợp, liên kết chặt chẽ trong đầu tư xây dựng thêm những khu kí túc xá tập trung, khu nhà trẻ nhằm đáp ứng nhu cầu, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần để lực lượng công nhân yên tâm làm việc gắn bó lâu dài tại KCN.
Lê Hoàng
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Việt Nam được Liên hiệp quốc coi là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.
T.Thanh
13:44 12/12/2024(Thanh tra) - Hà Nội sẽ hạn chế hoặc cấm lưu thông với nhiều phương tiện chạy bằng xăng dầu gây ô nhiễm cao vào vùng phát thải thấp. Thí điểm trước tiên ở 2 quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.
Hải Hà
12:08 12/12/2024Trần Lê
10:32 12/12/2024Thu Nga
21:26 11/12/2024Trần Kiên
20:41 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Bùi Bình
Hải Hà