Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chặn “gài người nhà”

Thứ sáu, 08/06/2018 - 10:35

(Thanh tra)- Theo ông Phạm Văn Hòa, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đồng Tháp, quy định trách nhiệm của lãnh đạo và cấp uỷ viên các cấp trong việc tiến cử người có đức, có tài sẽ chặn tình trạng “gài người nhà” hay “vì quan hệ, tiền tệ”…

Ông Phạm Văn Hoà, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: HG

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ (Nghị quyết số 26-NQ/TW).

Trao đổi với PV Báo Thanh tra, ông Phạm Văn Hoà, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp nhấn mạnh, nghị quyết có nhiều điểm mới quan trọng, thể hiện sự đột phá trong công tác cán bộ.

“Hình ảnh” lãnh đạo chủ chốt phải có đức, có tài

+ Một nhiệm vụ quan trọng mà nghị quyết đề ra là xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược ngang tầm nhiệm vụ. Trong đó nêu, chủ động chuẩn bị nhân sự, xây dựng "hình ảnh" các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước, các Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

- Đây là chủ trương hết sức quan trọng trong công tác cán bộ của đất nước ta. Đã là cán bộ, đặc biệt là cán bộ cấp chiến lược, tiêu biểu, đầu tàu cần phải xây dựng “hình ảnh” gương mẫu, có đức, có tài, thể hiện trách nhiệm với Đảng, với nhân dân, phải làm tốt nhiệm vụ được giao, không phụ lòng tin tưởng của Đảng, không phụ sự mong mỏi của nhân dân.

+ Nghị quyết cũng đề ra mục tiêu thực hiện chủ trương bố trí bí thư cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương?

- Chủ trương này không mới! Trước đó, một số nơi chúng ta đã triển khai thực hiện thí điểm rồi. Phải nói rằng, thời gian qua trong công tác cán bộ có những khiếm khuyết, nhất là liên quan đến việc bổ nhiệm, cất nhắc người trong dòng tộc, thân hữu, hậu duệ…

Cho nên, bố trí bí thư cấp uỷ không là người địa phương hết sức cần thiết. Vì bí thư cấp uỷ là người lãnh đạo về đường lối, chủ trương, đề ra những quyết sách quan trọng cho chính quyền tổ chức thực hiện.

Trong đó, có công tác cán bộ phải làm sao bảo đảm khách quan, trung thực; chọn lựa cán bộ phải có trách nhiệm, lựa chọn người có đức, có tài, có tâm, thể hiện trách nhiệm cao. Anh không phải người địa phương thì việc lựa chọn chắc chắn khách quan hơn.

Sẽ có giải pháp tháo gỡ hiện tượng “cục bộ địa phương”

+ Có ý kiến lo ngại, bí thư cấp ủy không là người địa phương thì không hiểu rõ về địa phương và sẽ gặp khó khăn trong công tác chỉ đạo, điều hành?

- Vấn đề này Trung ương vừa rồi có bàn, nhưng cuối cùng đi đến kết luận, dù có khó khăn ban đầu nhưng người lãnh đạo cao nhất ở tỉnh, huyện thì cũng đã có bề dày kinh nghiệm.

Trước khi đến địa phương, họ phải tìm hiểu cặn kẽ về địa phương, sử dụng năng lực, trình độ, uy tín, thậm chí phải bằng kinh nghiệm, bản lĩnh để tạo lập cho mình một kênh thông tin đáng tin cậy.

Bí thư là người lãnh đạo toàn diện về mọi mặt, kể cả lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh… mà quan trọng, cốt lõi nhất là công tác cán bộ, bố trí cán bộ. Cái khó là không phải người địa phương sẽ không am hiểu, nhưng nếu biết dựa vào cấp uỷ để lựa chọn thì ắt sẽ chọn được.

Bước đầu chắc chắn có khó khăn nhưng dần dần nếu bí thư cấp uỷ đó có tâm huyết, có tinh thần trách nhiệm cao, có tâm trong sáng, có đức, có tài thì sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ.

+ Còn tâm lý “cục bộ địa phương”, theo ông, đây có phải là trở ngại cho bí thư cấp uỷ là người đến từ địa phương khác hay không?

- Trước hết phải nói rằng, bố trí bí thư cấp ủy không phải là người địa phương là chủ trương lớn của Đảng. Tới đây, Nghị quyết Trung ương 7 sẽ đi vào lòng dân và được triển khai thông suốt từ Trung ương xuống cơ sở. Cho nên, tất cả cán bộ, đảng viên phải thật sự thông suốt và thấm nhuần vấn đề này.

Thực tế trước đây, khi thí điểm bố trí bí thư cấp uỷ không phải người địa phương cũng có trường hợp cục bộ địa phương, khi tham gia ứng cử, đề cử người ta dùng quyền dân chủ trong Đảng để biểu quyết bất lợi cho nhân sự Trung ương đưa về. Nhưng bây giờ là chủ trương trên toàn quốc. Hiện tượng cục bộ sẽ có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tiến cử không vì “hậu duệ, quan hệ, tiền tệ”

+ Nghị quyết cũng nhấn mạnh trách nhiệm của lãnh đạo và cấp ủy viên các cấp trong việc tiến cử người có đức, có tài; người đứng đầu có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng, tiến cử người thay thế mình. Theo ông, điều này có ý nghĩa như thế nào trong tình hình hiện nay?

- Mình giới thiệu người vào vị trí A, vị trí B thì mình cũng phải chịu trách nhiệm về việc làm của họ. Nếu họ làm tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì mình được “thơm lây”, được khen thưởng thêm. Còn nếu người đó không hoàn thành nhiệm vụ hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm, tham ô, lãng phí, gây mất đoàn kết, cục bộ, bè phái… thì bản thân người giới thiệu phải chịu trách nhiệm.

Cho nên, người giới thiệu phải vô tư, công tâm, khách quan, chọn lựa người có đức, có tài chứ không phải chọn lựa vì riêng tư, vì cá nhân, vì hậu duệ, vì quan hệ, vì tiền tệ…

Đó là giải pháp ngăn ngừa việc chọn người không nằm trong quy hoạch, chọn người không có đức, chọn người không có tài hay “gài người nhà” vào vị trí đó. Là chế tài đối với người giới thiệu nhân sự, là chủ trương đúng đắn, được đông đảo cán bộ hết sức ủng hộ.

+ Trong Nghị quyết còn có một nội dung xây dựng quy định để việc nhận trách nhiệm, từ chức, từ nhiệm trở thành nếp văn hoá ứng xử của cán bộ?

- Trên thế giới, văn hóa từ chức không xa lạ, có khi tai nạn giao thông nghiêm trọng chết người, Bộ trưởng Giao thông cảm thấy không hoàn thành nhiệm vụ và từ chức.

Với Việt Nam, trước đây, trong các văn bản, nghị quyết có nói đến văn hoá từ chức nhưng chỉ là đánh giá. Lần này Nghị quyết nói rất cụ thể, rõ ràng, đây cũng là chủ trương rất mới của Trung ương.

Cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ hoặc vì lý do nào đó tập thể không tín nhiệm, bị quần chúng nhân dân phản ánh hoặc có dư luận này kia… hay người đó thấy nhiệm vụ được phân công mình không làm được thì nên từ chức.

Tôi tin, sau khi Nghị quyết Trung ương 7 được triển khai, sẽ có những người dám từ chức, sẵn sàng từ chức khi thấy mình không còn xứng đáng với vị trí được giao nữa.

+ Xin trân trọng cảm ơn ông!

“Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý, trong đó có cả cán bộ cấp chiến lược, thiếu gương mẫu, uy tín thấp, năng lực, phẩm chất chưa ngang tầm nhiệm vụ, quan liêu, xa dân, cá nhân chủ nghĩa, vướng vào tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm”, Nghị quyết Trung ương 7 đánh giá về đội ngũ cán bộ thời gian qua.

Hương Giang

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Tĩnh xuất hiện hiện tượng lừa đảo khách hàng dùng điện

Hà Tĩnh xuất hiện hiện tượng lừa đảo khách hàng dùng điện

(Thanh tra) - Những ngày vừa qua, trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) xuất hiện hiện tượng mạo danh nhân viên điện lực để đòi nợ tiền điện và yêu cầu khách hàng thao tác các bước theo đường dẫn (link) đối tượng cung cấp.

Theo EVNNPC

21:24 12/12/2024
Điện lực Bát Xát nhận nuôi trẻ mồ côi do bão số 3 gây ra

Điện lực Bát Xát nhận nuôi trẻ mồ côi do bão số 3 gây ra

(Thanh tra) - Hưởng ứng lời kêu gọi “Mỗi cơ quan, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” và với tinh thần tương thân tương ái, Điện lực Bát Xát (thuộc Công ty Điện lực Lào Cai) đã có một nghĩa cử cao đẹp khi nhận nuôi và hỗ trợ em Lý Thanh Chiêu (sinh năm 2015), một trẻ mồ côi cha do hậu quả của cơn bão số 3 vừa qua.

Theo EVNNPC

21:11 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm