Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 02/02/2017 - 06:26
(Thanh tra)- Nức tiếng cả nước từ bao đời nay không chỉ ở độ tinh xảo đến hoàn hảo của các sản phẩm mà còn độc đáo bởi cách thức thể hiện của người thợ tài hoa. Làng chạm bạc Đồng Xâm đang "chạm" lên những mùa Xuân sung túc...
Người thợ Đồng Xâm chế tác sản phẩm. Ảnh: Trọng Tài
Nghề truyền thống gần 600 năm tuổi
Tương truyền, vào năm 1428, cụ tổ nghề Nguyễn Kim Lâu vốn làm nghề vàng bạc ở Châu Bảo Lạc (nay thuộc tỉnh Cao Bằng) tới xứ Đồng Xâm (xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) để truyền nghề cho dân, lập thành phường Phúc Lộc; theo mô hình, có một trùm phường và 7 chi phường cai quản 7 hạng thợ với 149 người thuộc các dòng họ: Triệu, Trần, Nguyễn, Đinh, Đỗ, Vũ, Phạm, Hoàng...
Thời kỳ cực thịnh, thợ của làng Đồng Xâm tỏa đi khắp nơi. Thời vua Tự Đức, cụ Lưu Quang Chế - một thợ chạm bạc nổi tiếng của làng được triệu vào cung để sửa chữa, chạm khảm ngai vàng, làm đồ trang sức cho hoàng cung và được vua ban cho hưởng lộc chức quan bát phẩm.
Những năm sau Cách mạng Tháng Tám, nghề chạm bạc Đồng Xâm phát triển mạnh mẽ với quy mô tổ và 3 hợp tác xã thu hút hơn 300 lao động. Các sản phẩm thời kỳ này chủ yếu là đồ dùng sinh hoạt hàng ngày. Phần lớn thị trường khi đó là Liên Xô và các nước Đông Âu.
Do biến cố chính trị, thời kỳ những năm 1990 thị trường Đông Âu không còn ổn định, đồng thời, trước chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước, nghề chạm bạc Đồng Xâm đã chuyển từ kinh doanh bao cấp sang tự hạch toán với mô hình doanh nghiệp tổ, hộ.
Năm 1995, tỉnh Thái Bình xây dựng các dự án phát triển du lịch làng nghề, trong đó, làng chạm bạc Đồng Xâm là dự án trọng điểm. Hiện nay, xã Hồng Thái có 100% số thôn làm nghề, 90% số hộ có người tham gia làng nghề. Cả xã có hơn 140 cơ sở sản xuất, thu hút hơn 3.000 lao động với thu nhập khoảng 100 tỷ đồng/năm. Ngoài số lao động tại xã, làng chạm bạc Đồng Xâm còn có khoảng hơn 400 thợ kim hoàn chế tác sản phẩm, đồ trang sức, vàng bạc tại các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Ngày nay, làng chạm bạc Đồng Xâm đã được Trung ương Hội Làng nghề Việt Nam công nhận là 1 trong 12 làng nghề tiêu biểu toàn quốc; gia tộc họ Phạm của làng được tặng Bảng vàng Gia tộc Nghề truyền thống. Qua các thời kỳ, Đồng Xâm đã có 15 người được vinh danh danh hiệu: Nghệ nhân Bàn tay vàng, Nghệ nhân Ưu tú, Nghệ nhân Nhân dân. Năm 2015, sản phẩm của nghề chạm bạc Đồng Xâm đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể.
Đền Đồng Xâm, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương. Ảnh: Trọng Tài
Nghề chạm bạc tiếp tục vươn xa
Từ những tấm đồng thô kệch, với những thủ pháp xử lý hài hòa, tận dụng tối đa tính phản quang của chất liệu; dưới đôi tay thanh thoát, khéo léo của người thợ, các sản phẩm được hình thành với họa tiết khi chìm, khi nổi, lúc giản đơn, tinh tế, lúc lại chi tiết, bay bổng, cầu kỳ.
Nghệ nhân Nhân dân làng chạm bạc Đồng Xâm Phạm Văn Nhiêu cho biết: Từ nhiều đời trước, nghề chạm bạc chỉ được truyền cho con dâu và con trai nên suốt mấy trăm năm người Đồng Xâm vẫn luôn giữ được bí mật nghề. Đến nay, một số kỹ thuật đã không còn là độc quyền, nhưng riêng về nghệ thuật chạm, người Đồng Xâm vẫn giữ được bí truyền và đây chính là nét riêng độc đáo, mang "hồn cốt" của người thợ nơi đây mà không nơi nào trên cả nước có được.
Sản phẩm của làng nghề Đồng Xâm hiện nay xoay quanh chất liệu đồng, mạ bạc với 3 loại: Thờ cúng, trang sức và mỹ nghệ. Phổ biến là các sản phẩm như: Đỉnh, vạc, lư hương, long lân quy phụng, hoành phi, câu đối, châm, vòng, thánh giá, lắc... cung cấp cho thị trường nội địa.
Trước đây, các sản phẩm của làng nghề 100% được làm bằng phương pháp thủ công. Hiện nay, nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công đoạn ép khuôn thô đã được thực hiện bằng máy, người thợ không phải mất nhiều thời gian, góp phần giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
Ông Nhiêu cho biết, từ tháng 9 đến hết tháng 1 Âm lịch chính là thời gian cao điểm của nghề chạm bạc Đồng Xâm. Các hộ đều chuyển sang làm hàng Tết, thợ làm nghề đều phải làm tới 11 - 12 giờ đêm. Những ngày này, lực lượng lao động được huy động tối đa. Ai "tinh" nghề, khéo léo sẽ chạm trổ, còn những người chưa lành nghề sẽ phụ trách công đoạn mài, đánh bóng...
Các sản phẩm có xu hướng hoài cổ, mang đậm nét cổ kính, uy nghiêm như: Trướng mừng thọ, chữ đồng, câu đối, tranh đồng quê và đặc biệt đồ thờ là các mặt hàng được ưa chuộng và tiêu thụ nhiều nhất trong dịp Tết.
Ông Nguyễn Thế Hoan, Chủ tịch UBND xã Hồng Thái cho biết, nghề chạm bạc truyền thống đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn của xã và đem lại cho người dân những cái Tết sung túc, đủ đầy. Người lao động làm nghề của xã có bình quân thu nhập khoảng 3 triệu đồng/người/tháng. Thời điểm giáp Tết thu nhập có thể lên tới 5 - 7 triệu đồng. Nguồn thu từ nghề truyền thống chiếm gần 60% tổng giá trị thu nhập của địa phương. Bên cạnh đó, UBND tỉnh Thái Bình cũng đã phê duyệt xong quy hoạch điểm tiểu thủ công nghiệp làng nghề chạm bạc Đồng Xâm với diện tích 20ha, tạo điều kiện thuận lợi cho nghề chạm bạc phát triển và tiếp tục vươn xa.
Trọng Tài
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Những ngày vừa qua, trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) xuất hiện hiện tượng mạo danh nhân viên điện lực để đòi nợ tiền điện và yêu cầu khách hàng thao tác các bước theo đường dẫn (link) đối tượng cung cấp.
Theo EVNNPC
21:24 12/12/2024(Thanh tra) - Hưởng ứng lời kêu gọi “Mỗi cơ quan, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” và với tinh thần tương thân tương ái, Điện lực Bát Xát (thuộc Công ty Điện lực Lào Cai) đã có một nghĩa cử cao đẹp khi nhận nuôi và hỗ trợ em Lý Thanh Chiêu (sinh năm 2015), một trẻ mồ côi cha do hậu quả của cơn bão số 3 vừa qua.
Theo EVNNPC
21:11 12/12/2024Theo EVNNPC
21:10 12/12/2024Thái Hải
20:36 12/12/2024T.Thanh
18:48 12/12/2024Kim Thành
18:39 12/12/2024Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải