Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 01/04/2015 - 14:00
(Thanh tra) - “Nơi ở mới sẽ hơn nơi cũ”, đó là những gì người dân được hứa hẹn khi sẵn sàng di dân nhường đất cho các công trình thủy điện. Tuy nhiên, không ít hộ phải đối mặt với những khó khăn nơi mới đến, khiến tỉ lệ hộ nghèo ở vùng này tăng cao…
Sau tái định cư càng nghèo
Thực tế cho thấy, cuộc sống của hầu hết các hộ dân tái định cư (TĐC) vùng thủy điện chưa thoát khỏi khó khăn. Điều khiến người dân bức xúc là suốt thời gian dài sau khi chuyển đến khu TĐC, rất nhiều hộ dân không nhận được đất sản xuất hoặc có đất nhưng chất lượng thấp, thậm chí khô cằn, xa nguồn nước làm họ mất sinh kế, trong khi tiền đền bù không còn. Thêm vào đó, các hỗ trợ hậu TĐC để người dân ổn định cuộc sống như cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, xây dựng mô hình phát triển sản xuất, hỗ trợ kỹ thuật… chỉ mang tính ngắn hạn với mức thấp, không phù hợp với với điều kiện thực tế và nếp sống của người dân.
Còn các chủ đầu tư thường không thực hiện đầy đủ và đúng tiến độ những cam kết về đền bù, xây dựng hạ tầng xã hội, hỗ trợ tạo việc làm… buộc người dân TĐC phải “vật lộn” với cuộc sống. Đơn cử, tại Thủy điện A Vương (huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam), mặc dù chủ đầu tư cam kết miễn tiền điện cho người dân trong thời gian đầu chuyển đến nơi ở mới song đến nay người dân vẫn phải trả khoản tiền này. Còn ở một số công trình thủy điện khác, người dân vẫn không có điện dù sống tại nơi “sinh ra điện”…
Chính những bất cập này trở thành lý do chính khiến tình trạng đói nghèo ở các vùng di dân TĐC thủy điện ngày càng phổ biến và có xu hướng gia tăng. Chưa kể đến những hệ lụy xã hội do không có việc làm đối với cộng đồng những người di dân, TĐC mà chủ yếu là người dân tộc thiểu số cho các dự án này.
Theo Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong, nguyên nhân quan trọng là do người dân TĐC vùng thủy điện không được tham gia vào các kế hoạch di dân, không được thông tin kịp thời, hiệu quả nên không nắm được vấn đề và các chính sách liên quan. Đa số các cuộc di dân chỉ được chính quyền và nhà đầu tư “thông báo cho dân biết, chứ không tham vấn ý kiến” khiến người dân TĐC hoàn toàn bị động trước cuộc sống ở nơi ở mới, phụ thuộc hoàn toàn vào phần hỗ trợ TĐC. Lợi ích của người dân vùng thủy điện chưa được “gắn kết, chia sẻ” với lợi ích của doanh nghiệp, chủ đầu tư các dự án, công trình thủy điện.
Cùng với đó, chính sách cho vùng dân tộc thiểu số còn mang nặng tính nhiệm kỳ, thời gian thực hiện ngắn, hầu hết đều mang tính chất hỗ trợ hay đề ra có quá nhiều đầu mối quản lý dẫn đến nguồn lực bị phân tán, dàn trải... như nhận định của Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Danh Út.
Chia sẻ lợi ích và “cần câu”
Làm thế nào để bảo đảm sinh kế lâu dài cho người dân vùng TĐC thủy điện? Các chuyên gia cho rằng, cần tổng hòa các chính sách, sự chung tay vào cuộc của cả cộng đồng để tạo cho người dân “cần câu” chứ không phải chỉ “con cá”. Đặc biệt phải có cơ chế “ràng buộc” trách nhiệm của chủ đầu tư đối với những người đã nhường đất cho công trình thủy điện.
Theo TS Phùng Đức Tùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong, cơ chế “chia sẻ lợi ích” giữa người dân và doanh nghiệp đầu tư vào thủy điện là giải pháp “gốc” để nhanh chóng ổn định cuộc sống của người dân di dân vùng thủy điện. Cụ thể, dùng doanh thu của các công trình thủy điện để tái đầu tư cho các cộng đồng bị ảnh hưởng như đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, hỗ trợ các chương trình phát triển ở địa phương.
Quan trọng, cần “luật hóa” cơ chế này và có một cơ quan giám sát độc lập việc chủ đầu tư thực hiện các cam kết, lời hứa với người dân nhường đất mới để bảo đảm quyền lợi của các hộ dân bị ảnh hưởng. “Bảo vệ hiệu quả quyền tiếp cận đất và vốn sản xuất của người dân tộc thiểu số nhằm giúp họ tạo kế sinh nhai và trang bị hành trang giúp họ tìm việc làm thông qua đào tạo nghề theo hướng phù hợp với văn hóa, nhu cầu thị trường và mong muốn của người sử dụng lao động là rất quan trọng”, điều phối viên Thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam, TS Pratibha Mehta nhấn mạnh.
Còn Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Sơn Phước Hoan lưu ý, cần có kế hoạch hành động cụ thể triển khai các chính sách giảm nghèo đầy đủ, kịp thời, thiết thực đến các vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và vùng di dân thủy điện nói riêng để thúc đẩy việc nâng cao đời sống, tránh tình trạng nghèo, tái nghèo cho người dân.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, cần phải tiếp tục đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng chính sách theo hướng chú ý xin ý kiến, tiếp thu ý kiến đóng góp của đồng bào dân tộc thiểu số để chính sách phù hợp với tâm tư, nguyện vọng, phong tục, tập quán, lối sống và thực trạng sinh kế thiết thực của người dân bị ảnh hưởng.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Việt Nam được Liên hiệp quốc coi là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.
T.Thanh
13:44 12/12/2024(Thanh tra) - Hà Nội sẽ hạn chế hoặc cấm lưu thông với nhiều phương tiện chạy bằng xăng dầu gây ô nhiễm cao vào vùng phát thải thấp. Thí điểm trước tiên ở 2 quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.
Hải Hà
12:08 12/12/2024Trần Lê
10:32 12/12/2024Thu Nga
21:26 11/12/2024Trần Kiên
20:41 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Bùi Bình
Hải Hà
Văn Thanh
Bùi Bình