Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cần lắm một cây cầu

Thứ ba, 19/03/2013 - 13:44

(Thanh tra)- Từ thị trấn Con Cuông, vượt qua chặng đường dài khoảng 10km, chúng tôi đến Đôn Phục - một xã vùng sâu đặc biệt khó khăn của huyện miền núi tỉnh Nghệ An. Nơi đây, nhiều học sinh phải ngày ngày lội suối, băng rừng đến trường.

Đoạn đường này lúc lũ về là hàng trăm học sinh phải nghỉ học, nhưng cho đến nay chiếc cầu vẫn chưa được sửa chữa

Hai ngôi trường nằm lọt giữa những quả đồi cao chót vót, cách đó không xa là con suối lớn. Chính con suối này vào mùa lũ năm 2011 đã cuốn sập chiếc cầu đến trường duy nhất của các em học sinh nhiều thôn bản trong vùng.

Trường cấp 1 và cấp 2 Đôn Phục có khoảng 400 học sinh, hầu hết là người dân tộc thiểu số. Những năm trước đây, tỷ lệ các em đến trường thấp, vì vậy nhiều thầy cô phải đến từng gia đình để vận động các em đi học.

Em Lương Thị Mơ, học sinh lớp 8 Trường THCS Đôn Phục cho biết, nhà em ở tận bản Tổng Tờ, cách trường 6km, mỗi ngày đạp xe mất gần 1 tiếng đồng hồ, nhiều đoạn đường xấu, dốc nên em phải dắt bộ. 

Còn nhớ mùa lũ năm 2011, khi nước lũ đổ về dồn dập đúng vào giờ tan tầm, nước lên ngập cả chiếc cầu bê tông nên giáo viên phải đội mưa dẫn các em qua cầu. Cũng trong cơn lũ đó, chiếc cầu duy nhất nối liền trường học với nhiều thôn, bản bị cuốn trôi, đến nay vẫn chưa được sửa chữa. Do con đường đến trường quá gian nan, vất vả, có nhiều em đã bỏ học. Thương các em, những lần như vậy các thầy cô lại lội sông, băng rừng đến nhà vận động các em đến trường.

Thầy Lữ Xuân Dần, Hiệu trưởng Trường THCS Đôn Phục cho biết, hai trường cấp 1 và cấp 2 Đôn Phục nằm sát nhau, riêng trường cấp 2 có gần 200 học sinh và 100% các em là người dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn. Học sinh của trường tập trung ở 7 thôn, bản thì có đến 5 thôn, bản (chưa kể trường cấp 1) với khoảng 80 em ngày ngày phải đi qua chiếc cầu này. Từ khi cầu bị lũ cuốn trôi, việc học hành của các em bị cản trở rất nhiều, đặc biệt là vào mùa mưa phải nghỉ học vì bị chia cắt hoàn toàn. Nhà trường đã nhiều lần đề nghị với chính quyền địa phương đầu tư sửa chữa, xây dựng cầu mới, nhưng đến nay vẫn chưa được.

Ông Lưu Văn Cứu, Trưởng phòng Công thương huyện Con Cuông cho biết, chiếc cầu tại Bản Phục, xã Đôn Phục được xây dựng theo dự án giao thông nông thôn khoảng 10 năm nay, nối liền 2 xã Đôn Phục và Cam Lâm. Sau khi bị cuốn trôi trong mùa lũ năm 2011, địa phương cũng đã đề xuất xin kinh phí đầu tư xây dựng khoảng 2,5 - 3 tỷ đồng, nhưng vẫn chưa thể thực hiện. Vì vậy, vào mùa mưa nước lên cao, học sinh buộc phải nghỉ học.

Có cây cầu, học sinh nơi đây sẽ bớt đi nhiều khó khăn để học cái chữ. Thiết nghĩ, UBND tỉnh Nghệ An, chính quyền huyện Con Cuông và các ban, ngành cần sớm tạo điều kiện để xây lại cầu cho các em đến trường.

      Hoàng Hà

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Tĩnh xuất hiện hiện tượng lừa đảo khách hàng dùng điện

Hà Tĩnh xuất hiện hiện tượng lừa đảo khách hàng dùng điện

(Thanh tra) - Những ngày vừa qua, trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) xuất hiện hiện tượng mạo danh nhân viên điện lực để đòi nợ tiền điện và yêu cầu khách hàng thao tác các bước theo đường dẫn (link) đối tượng cung cấp.

Theo EVNNPC

21:24 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm