Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 06/08/2019 - 16:54
(Thanh tra) – “Nhà nước phải có trách nhiệm đảm bảo cuộc sống của người khuyết tật. Nếu ai đó, cấp nào đó coi người khuyết tật như gánh nặng, rồi né tránh thì cần bị lên án”, Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.
Bộ trưởng LĐTB&XH Đào Ngọc Dung
Ngày 6/8, Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức phiên giải trình về trách nhiệm quản lý Nhà nước trong thực hiện chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi và người khuyết tật.
Nhiều nơi ghép người tâm thần sống cùng người cai nghiện ma tuý
Về người khuyết tật, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội đặt câu hỏi: “Có xem người tự kỷ là người khuyết tật không? Hướng tiếp cận về mặt chính sách trợ giúp xã hội ra sao?”
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, đối tượng người tự kỷ, người thần kinh hiện đang gia tăng rất nhanh. Các địa phương liên tục đề nghị cho xây cơ sở nuôi dưỡng người tâm thần, nhiều nơi chưa xây được phải ghép vào cơ sở bảo trợ, thậm chí còn ghép cả người tâm thần sống cùng người cai nghiên ma túy, có địa phương còn đòi ghép cả vào trung tâm nuôi dưỡng người có công.
“Chúng tôi kiên quyết yêu phải tách hẳn ra, không thể ghép như vậy được”, ông Dung cho hay và khẳng định, người tự kỷ được xem là người khuyết tật, và đã có văn bản rồi, nhưng có thể do mới quá nên việc triển khai xuống cơ sở chưa tốt, cần chú trọng hơn thời gian tới.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, hiện vẫn còn nhận thức chưa tốt khi coi người khuyết tật là gánh nặng, nên một số nơi chưa quan tâm đúng mức.
“Nhà nước phải có trách nhiệm đảm bảo cuộc sống của người khuyết tật. Nếu ai đó, cấp nào đó coi người khuyết tật như gánh nặng, rồi né tránh thì cần bị lên án”, Bộ trưởng Dung nhấn mạnh.
Chống xâm hại phụ nữ, trẻ em “phải cố làm ba nhất”
Quan tâm tới các giải pháp bảo vệ phụ nữ, trẻ em khuyết tật, người cao tuổi khỏi bạo lực và xâm hại, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà dẫn số liệu báo cáo năm 2018 có khoảng 1.500 người là nạn nhân của bạo lực gia đình.
Theo bà, trong các nghiên cứu cho thấy có 40% phụ nữ và trẻ em gái bị khuyết tật từng ít nhất một lần bị bạo lực tình dục.
Bà Hà chất vấn các giải pháp, kế hoạch bảo vệ phụ nữ trẻ em, người lớn tuổi khuyết tật khỏi bị xâm hại?
Về việc phòng chống xâm hại phụ nữ, trẻ em, Bộ trưởng cho rằng, phải cố gắng làm “ba nhất”: Xử lý nhanh nhất các vụ bạo lực xâm hại trẻ em; xử lý nghiêm nhất, áp dụng chế tài nghiêm minh nhất khi vụ việc được phát hiện.
Tuy nhiên, việc này có những yếu tố, chứng cứ đòi hỏi khó hơn so với một số lĩnh khác. Nên sau phiên giải trình của Uỷ ban Tư pháp, Bộ Công an đang xây dựng quy trình, cách thức tiến hành xử lý. Cùng với đó, phải hỗ trợ kịp thời nhất đối với người bị xâm hại, bạo lực, buôn bán.
“Có lẽ chúng ta phải xây dựng đề án về phòng chống bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em”, ông Dung nói.
Tăng mức trợ cấp, giảm độ tuổi xuống 75
Tại phiên giải trình, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội Đặng Thuần Phong cũng đề cập đến chính sách tiếp cận vốn giúp người già “khởi nghiệp”.
Theo ông Phong, hiện nay chúng ta vẫn chưa có chính sách gì, vậy Bộ trưởng có đề xuất chính sách nào?
Nhiều đại biểu cũng băn khoăn về mức trợ cấp xã hội với chỉ 270.000 đồng/tháng là rất thấp, lại không có sự phân biệt giữa thành thị và nông thôn.
Theo Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi, Nghị quyết 28 của Trung ương đưa ra hai vấn đề cần giải quyết là có lộ trình giảm độ tuổi người cao tuổi được hưởng trợ cấp (hiện đang quy định 80 tuổi trở lên) và nâng mức trợ cấp lên. Vậy vấn đề này sẽ được giải quyết ra sao trong thời gian tới?
Bộ trưởng LĐTB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, muốn giảm độ tuổi được hưởng trợ cấp thì phải sửa luật, nhưng trong kế hoạch, với người cao tuổi thì đến năm 2021 mới sửa.
“Quan điểm cá nhân, tôi đồng tình rút xuống 75 tuổi thì được hưởng trợ cấp và nâng mức chuẩn lên, vì điều kiện kinh tế xã hội hiện nay cho phép chúng ta làm việc này”, ông Dung nói.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu, việc huy động ngân sách cho việc nâng mức trợ cấp cũng chỉ là một phần, điều quan trọng là sự phấn đấu tự vươn lên và việc xã hội hóa, huy động các nguồn lực tham gia.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Dung, việc huy động doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này rất khó khăn, vì trong khoảng 3 năm đầu, các doanh nghiệp liên tục chịu lỗ.
Cả nước có hơn 11 triệu người cao tuổi và 6,5 triệu người khuyết tật. Phần lớn trong số này đang phải đối mặt với cuộc sống khó khăn, chịu hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội.
Mức trợ cấp xã hội của người cao tuổi, người khuyết tật hiện nay thấp, chỉ bằng 30% chuẩn nghèo ở đô thị và 40% chuẩn nghèo ở nông thôn. Đặc biệt, còn trên 40% người cao tuổi Việt Nam sau khi nghỉ hưu vẫn phải tiếp tục lao động.
Hương Giang
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Việt Nam được Liên hiệp quốc coi là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.
T.Thanh
13:44 12/12/2024(Thanh tra) - Hà Nội sẽ hạn chế hoặc cấm lưu thông với nhiều phương tiện chạy bằng xăng dầu gây ô nhiễm cao vào vùng phát thải thấp. Thí điểm trước tiên ở 2 quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.
Hải Hà
12:08 12/12/2024Trần Lê
10:32 12/12/2024Thu Nga
21:26 11/12/2024Trần Kiên
20:41 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Bùi Bình
Hải Hà
Văn Thanh
Bùi Bình