Theo dõi Báo Thanh tra trên
Nguyễn Kế
Thứ ba, 26/10/2021 - 10:31
(Thanh tra) - Trong những năm qua, diện mạo nông thôn vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi của tỉnh Bắc Giang đã có những thay đổi căn bản. Từ các phong trào thi đua, tại vùng đồng bào DTTS tỉnh xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực. Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, họ là những gương sáng để đồng bào học, làm theo, từng bước giảm nghèo, nâng cao đời sống.
Mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap tại Bản Ven, Yên Thế. Ảnh: Sỹ Quyết
Những năm qua, các phong trào thi đua trong vùng đồng bào DTTS và miền núi luôn được các cấp, ngành tỉnh Bắc Giang quan tâm phát động gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị, địa phương.
Những thành tựu tiêu biểu đạt được.
Vùng DTTS và miền núi chiếm 72,8% diện tích tự nhiên và 14,26% dân số của tỉnh Bắc Giang. Từ sự hỗ trợ cùng với các chính sách dân tộc khác được triển khai thực hiện, diện mạo vùng đồng bào DTTS có những thay đổi căn bản, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào từng bước cải thiện; không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 5%/năm.
Kinh tế vùng DTTS hàng năm tăng trưởng khá, nhiều xã đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành vùng cây ăn quả, vùng chăn nuôi sản xuất hàng hóa tập trung. Kết cấu hạ tầng vùng dân tộc và miền núi được quan tâm đầu tư xây dựng; sự nghiệp y tế, giáo dục được củng cố, văn hóa truyền thống của các DTTS được bảo tồn và phát huy.
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở vùng DTTS và miền núi ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững. Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào vùng DTTS và miền núi ngày càng được cải thiện và nâng lên rõ rệt. Tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc giảm bình quân 5,2%/năm (giảm từ 35,1% năm 2015 xuống còn 8,77% năm 2020), tỷ lệ hộ nghèo các xã đặc biệt khó khăn giảm bình quân 7,63%/năm (từ 51,6% năm 2015 xuống còn 13,45% năm 2020); đến nay đã có 36/73 xã vùng DTTS và miền núi đạt chuẩn nông thôn mới.
Để phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS, xóa dần khoảng cách vùng miền, giai đoạn 2021-2025, Ban Dân tộc tỉnh đang nghiên cứu, tham mưu xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ vùng đồng bào DTTS, miền núi theo hướng bền vững. Đặc biệt, tỉnh đẩy mạnh việc thực hiện chuyển đổi số nhằm mục tiêu thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, giúp đồng bào ở vùng khó khăn tiếp cận với y tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật, thương mại thuận lợi hơn thông qua các nền tảng trực tuyến...
Từ phong trào sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến, những tấm gương xuất sắc, tiêu biểu đại diện cho tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường, quyết tâm vươn lên làm giàu, mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi, ngày càng nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả, cho thu nhập cao.
Điển hình, bà Nông Thị Huệ, dân tộc Nùng, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Sản xuất kinh doanh và dịch vụ nông nghiệp Thiên Phú, Bí thư Chi đoàn bản Trại Nhì, xã Hồng Kỳ, với mô hình liên kết sản xuất “Trà xạ đen Diệp Nhật” và mô hình sản xuất rượu gạo men lá truyền thống “Rượu Diệp Nhật” đã được UBND tỉnh công nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Bà Lý Thị Hợi, dân tộc Nùng, với vai trò là Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX Thân Trường, với mô hình ứng dụng khoa học, công nghệ sản xuất chế biến sản phẩm chè xanh Bản Ven đạt tiêu chuẩn an toàn VietGap, tăng giá trị sản phẩm và kết hợp làm mô hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, giáo dục trải nghiệm.
Ngoài ra, còn nhiều cá nhân tiêu biểu khác là những điển hình làm kinh tế giỏi và tuyên truyền, vận động, tham gia thực hiện các phong trào phát triển kinh tế tại địa phương.
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo ngày càng được quan tâm hoàn thiện và chuẩn hóa. Cơ sở mạng lưới trường học vùng đồng bào DTTS và miền núi tiếp tục được củng cố, quy mô trường lớp học được đầu tư mở rộng, nâng cấp, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của người dân. Đến năm 2020 tỷ lệ học sinh DTTS nhập học tiểu học đúng tuổi đạt trên 99%; bậc THCS và THPT đạt 100%; tỷ lệ người DTTS hoàn thành chương trình tiểu học đạt trên 99,8%; tỷ lệ người DTTS 10 tuổi trở lên biết chữ đạt trên 99,6%; tỷ lệ học sinh người DTTS trúng tuyển vào các trường cao đẳng, đại học ngày càng tăng.
Cần quan tâm đầu tư và phát triển
Bên cạnh những kết quả đạt được, vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh hiện nay vẫn còn những khó khăn và thách thức, cần phải được quan tâm giải quyết; kinh tế - xã hội trong vùng vẫn còn chậm phát triển, nhiều nơi còn lúng túng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập quán canh tác còn lạc hậu; tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS vẫn còn cao, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển; trình độ dân trí còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh, một số tập tục lạc hậu vẫn còn tồn tại, các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS có nguy cơ bị mai một...
Các yếu tố do tập quán sản xuất cũng như những thách thức từ điều kiện tự nhiên nên kết quả giảm nghèo tại vùng DTTS chưa bền vững, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, khoảng cách giàu - nghèo và chênh lệch về trình độ phát triển giữa vùng DTTS với các vùng khác, giữa các thành phần dân tộc còn khác biệt.
Theo Ban Dân tộc tỉnh, cùng với nguồn vốn Trung ương phân bổ theo Chương trình 135, từ năm 2016 đến nay, tỉnh đã phân bổ 72 tỷ đồng đầu tư xây dựng 61 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ việc đi lại và nhu cầu tưới tiêu tại các thôn, bản đặc biệt khó khăn. Nhờ đó, giai đoạn 2015-2020, hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn giảm từ 51,6% xuống còn 13,45% (bình quân 7,6%/năm); hộ nghèo người dân tộc thiểu số giảm từ 34,84% xuống 8,47% (giảm bình quân 5,2%/năm).
Ông Lăng Thành Vũ, Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Dân tộc huyện Yên Thế cho biết: “Vùng đồng bào DTTS, miền núi có nhiều tiềm năng, lợi thế để khai thác, phát triển, nhất là sản phẩm đặc trưng, song do thiếu nhạy bén nên việc sản xuất tập trung quy mô lớn chưa có, các mô hình sản xuất gắn chuỗi giá trị còn ít”.
Ông Vi Thanh Quyền, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết: “Để từng bước khắc phục những khó khăn trên, đồng thời bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi theo hướng bền vững, cùng với những chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, Ban Dân tộc sẽ đổi mới, phát động nhiều đợt thi đua. Tuy nhiên, để nâng cao đời sống, đồng bào cần chủ động hơn trong ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa những cây, con mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất phù hợp với điều kiện từng địa phương; tích cực xây dựng, nhân rộng các mô hình tổ chức sản xuất đã có hiệu quả”.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 06/12/2024 - Quỹ VinFuture chính thức công bố 4 công trình khoa học được vinh danh năm 2024.
VG
10:49 07/12/2024(Thanh tra) - Nhằm tăng cường hiệu quả quản lý hành chính và nâng cao trách nhiệm trong thực thi công vụ, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành công văn yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm túc các quy định về kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công sở và đạo đức công vụ.
Bùi Bình
13:49 06/12/2024BB
09:47 06/12/2024Bùi Bình
22:22 05/12/2024N. Phó
Nam Dũng
Lê Phương
Lê Phương
Phương Anh
Minh Thắng
Hương Giang
Hương Giang
Cảnh Nhật
VG
TC
Trần Quý