Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bãi cọc Cao Quỳ sẽ làm thay đổi nhận thức về chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 ​

Chủ nhật, 22/12/2019 - 17:42

(Thanh tra) – Đó là phát biểu của GS.TSKH Vũ Minh Giang tại Hội nghị “Báo cáo kết quả khai quật di tích bãi cọc Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng” sáng 21/12.

GS.TSKH Vũ Minh Giang

GS.TSKH Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư Liên ngành Lịch sử - Khảo cổ - Dân tộc học, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia cho biết: Bãi cọc gỗ vừa được khai quật tại xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng là một phát hiện cực kỳ quan trọng để giúp chúng ta có những nhận thức hết sức mới, thậm chí làm thay đổi nhận thức về chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 của quân dân nhà Trần trước quân xâm lược Mông - Nguyên.

Từ đó, mở ra rất nhiều hướng nghiên cứu mới, trên cả phương diện về khảo cổ học, lịch sử quân sự và kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta.

Đồng thời, giúp các nhà khoa học có thêm căn cứ khoa học để phát huy hơn nữa truyền thống Bạch Đằng mà thành phố Hải Phòng đã đề cao trong thời gian qua.

Trước đó, GS.TSKH Vũ Minh Giang trao đổi và chia sẻ thông tin với các cơ quan báo chí ngay tại khu di tích cho rằng: Trận Bạch Đằng năm 1288 được coi như một trận quyết chiến chiến lược để tiêu diệt hoàn toàn ý chí xâm lược của quân Nguyên Mông.

Khi phát hiện ra trận địa này, xem ra phải sắp xếp, hình dung, nhận thức lại nhiều vấn đề về trận Bạch Đằng lịch sử.

Theo GS.TSKH Vũ Minh Giang, trước đây, chúng ta dựa vào sách và các mô tả rất trừu tượng, các nhà khoa học phải tưởng tượng ra, với một điểm “neo” là bãi cọc đã được phát hiện ở Quảng Yên (Quảng Ninh), và tất cả nghiên cứu trước đây đều xoay quanh bãi cọc đó.

Qua việc phát hiện bãi cọc ở Quảng Yên, cho thấy ông cha ta đã không đóng cọc gỗ ở lòng sông Bạch Đằng mà đóng ở các lạch triều, để dồn đội hình địch lại, sau đó dùng kế “hỏa công” tiêu diệt các thuyền địch.

Còn qua việc phát hiện bãi cọc Cao Quỳ, cho thấy trận địa này nằm rất gần cửa Bạch Đằng, có một lạch triều chạy qua đây.

Rất có thể đây là một bãi cọc còn lớn hơn bãi cọc đã tìm thấy ở Quảng Yên. Và qua đó chưa thể khẳng định trận đánh chính nằm ở bãi cọc Quảng Yên hay Cao Quỳ.

Đây là một phát hiện cực kỳ quan trọng để giúp chúng ta có thể có những nhận thức hết sức mới, thậm chí làm thay đổi nhận thức về chiến thắng Bạch Đằng.

Lâu nay, đã có nhiều ý kiến về việc xác định trận Bạch Đằng ở Quảng Ninh hay Hải Phòng, bây giờ có thể khẳng định, trận Bạch Đằng chủ yếu dựa vào địa thế dân hai bên bờ sông hai địa phương đều có đóng góp, nhưng xét về cấu trúc địa chất thì việc ém quân bên Thủy Nguyên phù hợp hơn, vì có núi non phù hợp với phục binh, còn bên Quảng Yên thì trống trải. Có khả năng lớn đây là nơi đã được quân ta dụ địch vào để đánh.

Vì vậy, theo GS.TSKH Vũ Minh Giang, việc chúng ta có nhận thức mới về trận Bạch Đằng từ trận địa được phát hiện tại Hải Phòng này mở ra rất nhiều hướng nghiên cứu mới, trên cả phương diện về khảo cổ học, lịch sử quân sự và kháng chiến chống ngoại xâm.

Bãi cọc Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên

GS.TSKH Vũ Minh Giang cũng đặt ra vấn đề, từ đây việc bảo tồn khu di tích này sẽ như thế nào, vì Bãi cọc gỗ vừa được khai quật tại xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng nằm trong lòng đất 7, 8 thế kỷ, được bảo lưu tương đối tốt, nhưng bây giờ đã được cho xuất lộ, dưới ánh sáng mặt trời, khí hậu thay đổi sẽ rất nhanh hỏng, nên vấn đề bảo tồn phải được đặt ra ngay.

Việc phát huy bãi cọc gỗ vừa được khai quật tại xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên thế nào cũng là vấn đề rất quan trọng; đây là một di tích vô cùng quý giá, nhưng nếu chỉ là cọc gỗ khô khan thì có lẽ chỉ hấp dẫn những nhà chuyên môn nghiên cứu, còn khách khứa thập phương, học sinh cần có cách tái hiện khác.

GS.TSKH Vũ Minh Giang cho biết thêm, Hải Phòng có ý tưởng xây dựng một bảo tàng tái hiện lại trận chiến Bạch Đằng, sẽ là một ý tưởng rất hay, làm sống lại khí thế hào hùng của thời chống quân Mông - Nguyên, tái hiện lại sự đóng góp to lớn của nhân dân trong việc xây dựng trận địa này.

“Làm sao quân đội có thể lên rừng chặt từng này cây gỗ, rồi chuyển về, làm sao giữ được bí mật khi nơi đây cách Vạn Kiếp có mấy chục cây số thôi, quân Mông - Nguyên đóng ở đó nhưng không biết gì về trận phục kích này; làm sao quân đội thời Trần biết được lúc nào triều lên, triều xuống, mà đây là chế độ bán nhật triều (một ngày thủy triều lên xuống 2 lần), tức là chắc chắn phải có sự giúp đỡ của nhân dân; những điều đó nếu được tái hiện lại ở bảo tàng, sẽ thể hiện được nghệ thuật quân sự của cha ông và sự đóng góp của nhân dân ở trận chiến lịch sử Bạch Đằng” - GS.TSKH Vũ Minh Giang nhấn mạnh.

Bãi cọc gỗ vừa được phát hiện tại Cao Quỳ, Thủy Nguyên

GS.TSKH Vũ Minh Giang khẳng định, việc bấy lâu nay Hải Phòng đề cao truyền thống Bạch Đằng - là rất đúng với lịch sử; việc phát hiện bãi cọc Cao Quỳ giúp chúng ta có thêm căn cứ khoa học để phát huy hơn nữa truyền thống ấy.

Kim Thành

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.

Thu Nga

21:26 11/12/2024
Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.

Trần Kiên

20:41 11/12/2024

Tin mới nhất