Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bắc Kạn: Triển khai 7 nhiệm vụ, giải pháp phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa

Kim Thanh

Thứ hai, 01/11/2021 - 15:57

(Thanh tra) - Thực hiện Quyết định số 1162/QĐ-TTg ngày 13/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là chương trình), UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Theo đó, tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả Chương trình Phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021-2025 gắn với thực hiện các đề án, nghị quyết, kết luận, kế hoạch của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh giai đoạn 2021-2025.

Cụ thể hóa các nhiệm vụ của chương trình phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, gắn với trách nhiệm thực hiện của từng sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị có liên quan, đồng thời đảm bảo tính khả thi và hiệu quả thực tế.

Mục tiêu chung là thúc đẩy phát triển thương mại gắn với quy mô, đặc điểm sản xuất, kinh doanh của tỉnh; từng bước thu hẹp khoảng cách về phát triển thương mại với các tỉnh trong vùng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập của người dân, đảm bảo an ninh quốc phòng.

Chương trình được thực hiện trên địa bàn 5 huyện: Chợ Đồn, Chợ Mới, Na Rì, Ba Bể, Pác Nặm (theo Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 30/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ). Thời gian thực hiện từ năm 2021 đến hết năm 2025.

Tại kế hoạch, UBND tỉnh Bắc Kạn đề ra 7 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu là: Thông tin, tuyên truyền về phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Một là, tổ chức tuyên truyền, phổ biến về mục tiêu, quan điểm, định hướng, nhiệm vụ, kết quả của chương trình và các chính sách về phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa; tuyên truyền, quảng bá giới thiệu sản phẩm hàng hóa của miền núi, vùng sâu, vùng xa đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh và nhân dân trên địa bàn tỉnh thông qua các hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, truyền hình, truyền thanh, báo điện tử, báo giấy... Xây dựng và phát hành ấn phẩm, chuyên trang, chuyên mục, phóng sự, bản tin,... nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong triển khai thực hiện.

Hai là, xây dựng và triển khai cơ chế chính sách về phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa. Trong đó, triển khai kịp thời, hiệu quả các cơ chế, chính sách về phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa. Thường xuyên rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh ban hành có liên quan đến phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa để kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ những quy định chồng chéo, không phù hợp; ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền và kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo phù hợp với các quy định và điều kiện thực tế của các địa phương nhằm khuyến khích, thu hút mọi nguồn lực xã hội tham gia hoạt động thương mại. Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu liên quan đến phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Ba là, xây dựng mô hình phát triển các mặt hàng tiềm năng lợi thế gắn với phát triển du lịch của tỉnh. Hỗ trợ xây dựng mô hình điểm mua bán hàng hóa, sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền phục vụ hoạt động sản xuất và tiêu dùng của miền núi, vùng sâu, vùng xa. Hỗ trợ xây dựng mô hình chợ đêm tại một số điểm du lịch của tỉnh. Số lượng tối đa dự kiến: 02 điểm/huyện x 5 huyện =10 điểm. Thời gian thực hiện từ năm 2021-2025. Hướng dẫn, tạo điều kiện các cơ sở sản xuất, kinh doanh thiết lập mô hình mua bán, phân phối hàng hóa để kết nối cung cầu, liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phù hợp quy mô thị trường của từng địa bàn.

Bốn là, Triển khai các hoạt động khuyến khích, thúc đẩy phát triển các mặt hàng là tiềm năng, lợi thế của địa phương. Tiếp tục triển khai hiệu quả các chính sách, chương trình, đề án hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khuyến khích hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: Nghị quyết số 08/2019/NQ-HĐND, Đề án Cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến 2035; hỗ trợ các cơ sở sản xuất quy trình sản xuất an toàn thực phẩm, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Hỗ trợ, hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh hoàn thiện công nghệ, đăng ký bảo hộ về quyền sở hữu trí tuệ, ghi nhãn hàng hóa, mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc, xây dựng và phát triển thương hiệu (nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý) cho các sản phẩm nông sản chủ lực của địa phương).

Tăng cường hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa của tỉnh thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu sản phẩm vùng miền, chương trình kết nối giao thương giữa nhà cung cấp với doanh nghiệp xuất khẩu... để quảng bá giới thiệu các sản phẩm hàng hóa và tìm kiếm đối tác, hợp tác phát triển sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa.

Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu, bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm khi tham gia thị trường xuất khẩu. Hỗ trợ xây dựng bao bì, nhãn mác hàng hóa khoảng 10 sản phẩm mỗi năm. Triển khai các hoạt động khuyến khích, thúc đẩy phát triển các mặt hàng là tiềm năng, lợi thế của địa phương gắn với triển khai các chính sách, chương trình, đề án để hỗ trợ, phát triển cả các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp.

Năm là, phát triển đội ngũ thương nhân, doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp là người dân địa phương tham gia hoạt động thương mại. Hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện để người dân thực hiện đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp, thành lập hợp tác xã; tư vấn hoạt động cho các doanh nghiệp, nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ thương nhân. Hỗ trợ kết nối, tạo dựng mối liên kết bền vững giữa các doanh nghiệp với cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh; khuyến khích các thương nhân, doanh nghiệp trong tỉnh liên kết, hợp tác với các thương nhân, doanh nghiệp lớn trong cả nước.

Sáu là, phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa. Lồng ghép các nguồn lực để xây dựng mới, cải tạo nâng cấp các chợ tại vùng nông thôn đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa phục vụ nhân dân trên địa bàn. Trong giai đoạn 2021-2025, dự kiến xây mới 01 chợ hạng III (chợ Nghiên Loan, huyện Pác Nặm) và nâng cấp, cải tạo 2 chợ hạng III (chợ Công Bằng và chợ Bằng Thành, huyện Pác Nặm).

Tiếp tục triển khai các chính sách ưu đãi đầu tư để thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng thương mại như: Chợ, trung tâm thương mại, siêu thị... theo hướng hiện đại tại trung tâm các huyện, thành phố, khu vực đông dân cư. Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn 05 huyện thuộc Chương trình ứng dụng thương mại điện tử, các giải pháp công nghệ số và các dịch vụ tích hợp dựa trên công nghệ tiên tiến vào các hoạt động sản xuất kinh doanh theo Kế hoạch số 1811/QĐ-UBND ngày 07/10/2020 của UBND tỉnh về phát triển thương mại điện tử tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025; tham gia chuỗi cung ứng thương mại điện tử, các sàn thương mại điện tử lớn trong và ngoài nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng tiếp cận các thị trường trong và ngoài nước.

Bảy là phát triển năng lực chuyên môn cho cán bộ, thương nhân làm công tác phát triển thương mại. Phối hợp với Bộ, ngành Trung ương tổ chức các chương trình, hội nghị, tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng...cho cán bộ, công chức, thương nhân trên địa bàn tỉnh để nghiên cứu, trao đổi, chia sẻ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm về quản lý và phát triển thương mại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa. Cử cán bộ, công chức, thương nhân tham gia các lớp đào tạo, tập huấn do các bộ, ngành Trung ương tổ chức nhằm nâng cao năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý và phát triển thương mại.

Mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2021-2025

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn tỉnh có tốc độ tăng trưởng bình quân 11,5%/năm.

Phát triển các sản phẩm, hàng hóa có thương hiệu là đặc trưng, đặc sản, tiềm năng, lợi thế của tỉnh, phấn đấu đến năm 2025, tối thiểu 30% các sản phẩm của tỉnh đáp ứng tiêu chuẩn, chất lượng để đưa vào hệ thống phân phối trong, ngoài tỉnh và hướng đến xuất khẩu.

Khuyến khích, phát triển thương nhân, doanh nghiệp có năng lực thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Phát triển nguồn nhân lực quản lý thương mại trên địa bàn, đảm bảo 100% cán bộ quản lý thương mại được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ về phát triển thương mại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Phát triển hệ thống phân phối hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo chuỗi, đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa trên thị trường khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa. Góp phần xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững; nâng cao thu nhập của người dân khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa; củng cố an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội tại địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

(Thanh tra) - Nhằm thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi bão số 3, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 4520/UBND-VX gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ngành liên quan, cùng UBND các huyện, thị xã và thành phố. Đây là một bước quan trọng nhằm đảm bảo các hộ gia đình bị thiệt hại có nơi ở ổn định, an toàn.

Bùi Bình

22:58 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm