Theo dõi Báo Thanh tra trên
Q.Đông
Thứ bảy, 03/10/2020 - 16:29
(Thanh tra) - Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm xuất hiện thế giới trong vòng 30 năm qua được xác định nguồn lây truyền là từ động vật hoang dã (ĐVHD) sang người.
Khoảng 70% dịch bệnh lây nhiễm được xác định nguồn gây bệnh đến từ ĐVHD. Ảnh: ENV
Cả thế giới đang phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề do đại dịch Covid-19 gây ra. Dịch bệnh Covid-19 đang đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng của hàng triệu người và gây tổn hại lớn đến nền kinh tế toàn cầu.
Từ đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 đến nay, thế giới mới chứng kiến một dịch bệnh với quy mô lây lan toàn cầu và diễn biến phức tạp như Covid-19.
Tuy nhiên, Covid-19 không phải là chủng virus gây chết người duy nhất được cho là lây lan do sự tiếp xúc giữa con người và ĐVHD trong những thập kỷ gần đây.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm xuất hiện trong vòng 30 năm qua được lây truyền từ ĐVHD sang người. Tiếp xúc giữa con người với ĐVHD là nguồn gốc của nhiều loại virus bao gồm HIV/AIDS, cúm gia cầm, SARS, Ebola, MERS và bây giờ là Covid-19.
Và Covid-19 chắc chắn sẽ không phải là dịch bệnh nguy hiểm cuối cùng có khả năng lây lan từ ĐVHD sang con người nếu chúng ta không quyết tâm thay đổi cách thức ứng xử với thiên nhiên.
Theo quan điểm của Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (ENV), đại dịch Covid-19 cũng là một hồi chuông cảnh tỉnh đòi hỏi mỗi người phải thay đổi hành vi ứng xử với thiên nhiên và môi trường nhằm ngăn chặn các đại dịch tương tự xảy ra trong tương lai.
“Mỗi người hãy thay đổi và hành động vì sức khỏe, sự an toàn và cuộc sống của chính chúng ta” - đại diện ENV nhấn mạnh.
Các cơ quan quản lý và cơ quan chức năng tại Việt Nam cần phải xác định được các khu vực có nguy cơ phát tán mầm bệnh cao để từ đó có các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh.
Nhà hàng, quán ăn kinh doanh ĐVHD, các cơ sở nuôi ĐVHD, những khu vực chợ bán ĐVHD chủ yếu chim, bò sát và một số loài thú nhỏ, vẫn tồn tại ở Việt Nam. Những khu chợ thường xuyên đông đúc người qua lại này rất có thể trở thành nơi khởi nguồn của các ổ dịch do có sự tiếp xúc trực tiếp giữa con người và ĐVHD.
ĐVHD được nuôi làm cảnh nuôi động vật ĐVHD làm cảnh hay thú cưng ngày càng phổ biến ở Việt Nam trong những năm gần đây. Việc mua bán và nuôi ĐVHD trong nhiều trường hợp không chỉ là bất hợp pháp mà còn gia tăng rủi ro lây lan dịch bệnh từ ĐVHD sang con người.
Các hiệu thuốc y học cổ truyền và các cơ sở bào chế dược liệu từ ĐVHD dược liệu được bào chế từ ĐVHD vẫn thường được kê đơn cho bệnh nhân. Quá trình bào chế thuốc đông y tiềm ẩn nhiều rủi ro lây lan dịch bệnh cho con người vì có sự tiếp xúc trực tiếp của con người với ĐVHD, từ khâu giết mổ ĐVHD, thu thập các bộ phận cơ thể đến bào chế để tạo ra thuốc dược liệu.
Chính vì vậy, việc các cơ quan chức năng quyết tâm tiến hành các biện pháp cần thiết để giảm thiểu và loại bỏ những nguy cơ tại các khu vực trên nhằm chủ động phòng ngừa các mối đe dọa tiềm tàng đến an toàn của con người trong tương tương lai.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.
Trần Kiên
20:41 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Bùi Bình
14:37 11/12/2024Văn Thanh
13:59 11/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh
Thu Huyền
Hương Giang