Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 25/06/2019 - 09:52
(Thanh tra)- Vũ Văn Dũng, Trần Quốc Vương là hai đối tượng cầm đầu đường dây buôn lậu rác thải công nghiệp vừa bị Viện KSND TP Hồ Chí Minh ra cáo trạng truy tố cùng với 13 đối tượng liên quan đến vụ án buôn lậu rác thải công nghiệp núp dưới danh nghĩa nhập khẩu máy móc thiết bị từ Nhật Bản. Song vấn đề đặt ra là với áp dụng khung hình phạt truy tố đối với 2 đối tượng này có dấu hiệu còn nương nhẹ.
Tang vật vụ án bị thu giữ. Ảnh: MA
Lách luật nhập khẩu máy móc cũ nát, 15 đối tượng bị truy tố
Theo Bản cáo trạng số 216/CT-VKS-P3 ngày 27/5/2019 của Viện KSND TP Hồ Chí Minh, Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC03) - Công an TP HCM đã có Kết luận điều tra vụ án hình sự đề nghị truy tố số 562-25/KLĐT-PC46 (Đ9) ngày 13/8/2018 và Kết luận điều tra bổ sung vụ án số 562-25/KLĐT-PC03 (Đ9) ngày 28/3/2019 đối với 15 bị can về tội “Buôn lậu” quy định tại Điều 153 Bộ luật Hình sự.
Theo hồ sơ vụ án, ngày 16/8/2017, Công an TP Hồ Chí Minh phát hiện xe cẩu mang biển kiểm soát 54T-6147 đang lưu thông trên đường Mã Lò, quận Bình Tân chở một chiếc máy công cụ cũ có biểu hiện nghi vấn. Qua kiểm tra, xác định đối tượng Nguyễn Văn Huệ mua chiếc máy trên không có hóa đơn, chứng từ của Trần Quốc Vương tại kho Công ty TNHH Khánh Huy với giá 70 triệu đồng. Cùng ngày Vương bán cho Huệ 2 máy nhập khẩu khác với giá 170 triệu đồng.
Cùng ngày, tại khu vực đường Tên Lửa, quận Bình Tân, một tổ công tác khác của công an phát hiện xe cẩu biển kiểm soát 54V-6867 đang chở 1 máy công cụ đã qua sử dụng không có hóa đơn chứng từ. Qua xác minh, đối tượng Nguyễn Quốc Vũ (sinh năm 1979) mua máy công cụ trên của Trần Quốc Vương. Khi Vũ thuê xe vận chuyền về kho thì bị Cơ quan Công an kiểm tra và tạm giữ.
Cơ quan điều tra tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở, kho chứa hàng của Công ty TNHH Khánh Huy, Công ty cồ phần XNK Trần Lê Minh, Công ty TNHH Gia Hưng và nơi ở của Trần Quốc Vương và thu giữ 336 máy công cụ đã qua sử dụng, có nguồn gốc nhập khẩu từ Nhật Bản, năm sản xuất từ 1970-1999.
Tất cả các máy nêu trên đều không đủ điều kiện nhập khẩu theo quy định tại Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ. Ngoài ra, trong quá trình khám xét, cơ quan điều tra còn thu giữ một số lượng lớn hóa đơn, chứng từ, tờ khai hải quan có dấu hiệu giả mạo.
Cơ quan pháp luật kết luận: Trần Quốc Vương đã sử dụng pháp nhân Công ty Cổ phần XNK Trần Lê Minh lập giả hồ sơ nhập khẩu hàng hóa; thuê Vũ Văn Dũng, Nguyễn Hòa Hiếu làm dịch vụ, lập giả hồ sơ nhập khẩu máy móc. Dũng đã chỉ đạo nhân viên sử dụng pháp nhân Công ty Anh Dương, Gia Hưng, Long Bình lập giả hồ sơ nhập khẩu hàng hoá để mở tờ khai, làm thủ tục nhập khẩu một số lượng lớn hàng hoá máy móc công cụ cũ cho Trần Quốc Vương tiêu thụ. Tổng trị giá hàng hóa Dũng lập giả hồ sơ nhập khẩu cho Vương hơn 42 tỷ đồng.
Theo cáo trạng 13 đối tượng gồm: Trần Quốc Vương, Vũ Văn Dũng, Phạm Đình Huân, Dương Minh Trường, Nguyễn Mộng Hùng, Nguyễn Đức Phúc, Nguyễn Hoài Tâm, Bùi Hoài Nam, Đỗ Niệm Hoài, Trương Chí Thanh, Tô Duy Phương, Trần Ngọc Điền, Võ Phương Thanh bị truy tố về tội buôn lậu theo Khoản 3 Điều 188 Bộ luật Hình sự. Hai đối tượng còn lại bị truy tố theo Khoản 4 của điều này.
Hai trùm buôn lậu cầm đầu đường dây
Trước đó, ngày 28/8, cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP HCM đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trần Quốc Vương, Vũ Văn Dũng để điều tra về hành vi "Buôn lậu". Hai bị can này được xác định cầm đầu đường dây buôn lậu máy công nghiệp cũ quá đát.
Kết quả điều tra ban đầu xác định, thông qua quan hệ với một số thương nhân tại Nhật Bản, Trần Quốc Vương mua gom máy móc, thiết bị được sản xuất trước năm 2000 rồi giao cho Vũ Văn Dũng dùng pháp nhân của nhiều công ty do Dũng thành lập làm thủ tục nhập khẩu theo hình thức bao trọn gói, giao hàng đến tận kho của Vương. Dũng đã chỉ đạo các nhân viên dưới quyền làm giả toàn bộ hồ sơ nhập khẩu để mở tờ khai nhập khẩu máy móc, thiết bị không đúng với thực tế hàng hóa nhập khẩu. Bằng thủ đoạn trên, Vương và Dũng nhập lậu trót lọt hàng trăm container máy móc, thiết bị thuộc diện cấm nhập đưa về Việt Nam tiêu thụ.
Cơ quan chức năng khởi tố vụ án. Ảnh: MA
Ngày 1/9/2018, Cơ quan Cảnh sát Điều tra – Công an TP HCM cho biết đã chuyển hồ sơ sang Viện KSND TP HCM, đề nghị truy tố 6 đối tượng gồm Trần Quốc Vương, Vũ Văn Dũng (SN 1970, ngụ quận Bình Thạnh, điều hành Công ty TNHH Gia Hưng, Công ty TNHH Long Bình, Công ty TNHH Ánh Dương), Phạm Đình Huân (SN 1981, ngụ quận 9), Nguyễn Hòa Hiếu (Giám đốc Công ty TNHH Khánh Huy), Nguyễn Mộng Hùng (SN 1968, ngụ quận 12), Dương Minh Trường (SN 1984, Giám đốc Công ty TNHH Minh Kỳ) cùng về tội “Buôn lậu”.
Kẻ cầm đầu lại bị truy tố như các bị cáo khác?
Như vậy, so với quyết định khởi tố ban đầu, cơ quan pháp luật đã mở rộng, truy tố lên tới 15 đối tượng. Nhưng điều khiến dư luận băn khoăn đặt câu hỏi là tại sao hành vi của hai đối tượng cầm đầu đường dây là Vũ Văn Dũng và Trần Quốc Vương lại chỉ bị truy tố ở khung hình phạt theo Khoản 4 Điều 188 Bộ luật Hình sự như 11 bị cáo còn lại.
Hành vi của các đối tượng là có tổ chức, với tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức để các đối tượng thực hiện nhằm thu lợi bất chính. Đặc biệt, đối tượng Vũ Văn Dũng với vai trò là kẻ cầm đầu vụ án, chỉ đạo nhân viên sử dụng pháp nhân chỉ đạo 3 công ty lập giả hồ sơ nhập khẩu hàng hoá. Trước đó, Vũ Văn Dũng đã từng bị truy tố về tội “Buôn lậu” nhưng tại bản cáo trạng hiện nay lại xác định truy tố Dũng tương đương 12 đối tượng khác thì liệu có bỏ lọt tội phạm.
Theo luật sư Nguyễn Thế Truyền (Hà Nội), vụ án liên quan nhiều đối tượng với số hàng hóa buôn lậu hàng chục tỷ đồng và theo Điều 188 Bộ luật Hình sự thì việc xác định khung hình phạt không chỉ căn cứ vào số tiền thu lợi bất chính mà còn căn cứ cả vào vật phạm pháp. Điều này khiến dư luận đặt câu hỏi nên chăng cần điều tra, làm rõ hơn về số vật phạm pháp liên quan đến từng bị cáo, nhất là các đối tượng chủ mưu.
Theo quy định của Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015 thì các đối tượng liên quan đến vụ án với vật phạm pháp lên tới hàng chục tỷ đồng, phải bị truy tố theo Khoản 4, Khoản 5 của điều này, nếu các đối tượng cầm đầu chỉ bị truy tố theo Khoản 4 Điều 188 Bộ luật Hình sự thì chưa thật sự hợp lý.
Vụ án này liên quan đến nhiều công ty, nhất là với nhiều công ty giám định hàng hóa như Công ty TNHH Giám định Đại Việt, Công ty Cổ phần (CP) Giám định và Khử trùng Vietnamcontrol, Công ty CP Giám định Bảo Tín, Công ty CP Giám định Eurocontrol, Công ty CP giám định ICC đều đã có hành vi tiếp tay cho buôn lậu, nhưng chưa bị xử lý.
Dư luận cho rằng đây là một trong những vụ án điểm để cảnh báo và ngăn chặn nạn nhập khẩu rác thải công nghiệp vào nước ta. Vì thế, phải điều tra, xử lý nghiêm minh, không thể bỏ lọt tội phạm, nhất là đối với những kẻ cầm đầu, chủ mưu, theo quy định của pháp luật. Vì sao đối tượng Vũ Văn Dũng, chủ mưu vụ buôn lậu lớn như vậy, mà hiện nay vẫn được cho tại ngoại?
Minh Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - UBND thành phố Hà Nội vừa ra quyết định xử phạt hành chính Công ty Cổ phần Thiết kế và Sản xuất nội thất TPADECOR (Công ty TPADECOR) vì chậm đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc cho người lao động.
Đông Hà
18:01 15/12/2024(Thanh tra) - Ngày 15/12, Công an TP Hải Phòng tổ chức Lễ ra quân thực hiện đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm bảo đảm an ninh, trật tự Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 và các hoạt động kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Kim Thành
17:47 15/12/2024Ngọc Giàu
14:07 15/12/2024Văn Thanh
12:52 15/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân