Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 19/07/2012 - 06:24
(Thanh tra)- Hôm qua (18/7), Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã họp báo công bố kết quả kiểm toán năm 2011 về niên độ ngân sách 2010 của 20 bộ, cơ quan T.Ư, 34 tỉnh, TP trực thuộc T.Ư, 37 dự án (D.A) đầu tư xây dựng, 9 chương trình mục tiêu quốc gia, 6 chuyên đề, 27 doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) và các tổ chức tài chính ngân hàng, 17 đơn vị thuộc lĩnh vực quốc phòng - an ninh, 9 Tỉnh ủy.
Toàn cảnh buổi họp báo
Về lập và giao dự toán, một số bộ, ngành, địa phương chưa sát với thực tế, chưa khắc phục được những hạn chế đã được chỉ ra từ các năm trước. Việc chấp hành ngân sách, công tác dự báo chưa đáp ứng yêu cầu, một số sai phạm trong công tác quản lý thu từ đất chậm được khắc phục dẫn đến thất thu ngân sách Nhà nước (NSNN); nợ đọng thuế nội địa và xuất nhập khẩu đều tăng so với năm trước; các đối tượng nộp thuế chưa chấp hành nghiêm túc pháp luật trong đăng ký, kê khai thuế, nộp NSNN… Qua đó, KTNN đã kiến nghị tăng thu 2.215,5 tỷ đồng.
Đáng nói, 18/34 địa phương được kiểm toán cho thấy việc quản lý tài sản còn thiếu chặt chẽ và để xảy ra các sai phạm như: Mua sắm tài sản không đúng quy định của Luật Đấu thầu; chưa xây dựng, ban hành quy chế quản lý tài sản công theo quy định…
Năm 2010 có 3.368 D.A chậm tiến độ, chiếm 9,78% số D.A thực hiện trong kỳ; số D.A phải điều chỉnh chiếm 5.239/34.607 D.A, bằng 15,14%; số D.A vi phạm quy định về quản lý đầu tư là 221 D.A, chiếm 0,63% (vi phạm về thủ tục đầu tư 112 D.A, vi phạm về quản lý chất lượng 109 D.A). |
Việc thực hiện các nhóm giải pháp theo Nghị quyết 18/NQ-CP chưa triệt để. Hầu hết các địa phương và một số bộ, ngành bố trí vốn đầu tư còn dàn trải, thiếu tập trung; một số đơn vị chưa ưu tiên bố trí vốn cho các D.A có khả năng hoàn thành trong năm 2010; chưa ưu tiên bố trí vốn đối ứng cho các D.A ODA; điều chuyển vốn không kịp thời làm ảnh hưởng đến việc giải ngân… Trong khi đó, việc cho ứng vốn trong năm 2011 lại xảy ra tình trạng “nhầm” đối tượng; sai nguồn vốn; vượt vốn…
Về quản lý nợ công còn phân tán, chưa có sự kết hợp giữa quản lý nợ trong nước và nợ nước ngoài. Đến hết năm 2010, nợ phải trả nước ngoài dùng để cho vay lại tương đương 11,2 tỷ USD (năm 2009 là 9,203 tỷ USD); số dư nợ cho vay lại tại 11 tổ chức cho vay lại và 7 đơn vị vay lại trực tiếp đến 31/12/2010 khoảng 8,4 tỷ USD.
Kết quả kiểm toán tại các DNNN và các tổ chức ngân hàng cho thấy, nhiều DN tỷ lệ vốn bị chiếm dụng cao, nợ xấu quá hạn và khó đòi phát sinh lớn. 11/21 tập đoàn, tổng công ty hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa trên vốn chiếm dụng, vốn vay, trong đó một số DN có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu và lợi ích của cổ đông thiểu số cao, nên dễ gặp phải nguy cơ mất an toàn, mất cân đối tài chính.
KTNN kiến nghị xử lý về tài chính 21.765,5 tỷ đồng. Các bộ, ngành, địa phương và đơn vị được kiểm toán kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân đối với các khuyết điểm và sai phạm; xử lý các vấn đề về cơ chế, chính sách; rà soát đề nghị hủy bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung 67 văn bản. Đề nghị Quốc hội xem xét, phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2010 thu cân đối 777.283 tỷ đồng, chi cân đối 850.874 tỷ đồng, bội chi ngân sách 109.191 tỷ đồng.
Trần Quý
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Công an tỉnh Thanh Hóa vừa đưa ra thông tin cảnh báo về phương thức, thủ đoạn giả mạo thông tin lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mua bán hóa đơn. Trong đó có trường hợp lấy cả người đã chết để đứng tư cách pháp nhân thành lập công ty để mua bán trái phép hóa đơn.
Văn Thanh
21:28 12/12/2024(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang yêu cầu, từ ngày 15/12/2024 đến ngày 14/2/2025, mở đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Nam Dũng
18:32 12/12/2024Văn Thanh
12:35 12/12/2024Trần Lê
20:21 11/12/2024Trung Hà
15:34 11/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC