Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Không thể cấp thẻ nhà báo (2011 – 2015) cho ông Hà Tuấn Ngọc

Thứ năm, 02/06/2011 - 05:35

(Thanh tra)- Liên quan đến những sai phạm của ông Hà Tuấn Ngọc ( Thanh tra online đã phản ánh), phóng viên Báo Thanh tra đã phỏng vấn luật sư Đào Xuân Thân, Công ty Luật MTON Việt Nam để cùng phân tích rõ hơn hành vi của “nhà báo” này.

>>>Nhà báo Pháp luật “dổm” Hà Tuấn Ngọc đánh vợ gãy tay

>>>Cùng lúc qua mặt cả 2 cơ quan Nhà nước


>>>Lình xình vợ bé con riêng

+ Là người hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực pháp lý, xin luật sư có ý kiến về những vi phạm của “nhà báo” Hà Tuấn Ngọc như các số báo đã nêu?

- Tôi đã theo dõi loạt bài viết trên Báo Thanh Tra về trường hợp của ông Hà Tuấn Ngọc. Nếu đúng nội dung như Báo phản ánh, cá nhân ông Hà Tuấn Ngọc không có tác phẩm nào gửi cho Đài Phát thanh Truyền hình (PTTH) Phú Thọ từ năm 2007, nhưng lại được cấp thẻ nhà báo là có dấu  hiệu bất minh.

Theo quy định phần 1.7 khoản 1,  Nghị định 17/2007/NĐ-CP về hướng dẫn cấp, đổi, thu hồi thẻ nhà báo thì: “Những người làm công tác nghiệp vụ phóng viên (PV), biên tập hoặc phụ trách công tác PV, biên tập của các đài phát thanh cấp quận, huyện và tương đương là cộng tác viên thường xuyên của Đài PTTH tỉnh, TP trực thuộc Trung ương do Đài PTTH tỉnh, TP trực thuộc Trung ương đề nghị cấp thẻ nhà báo”. Có hai dữ liệu trên thực tế rất quan trọng khi áp dụng quy định này, đó là: Ông Nguyễn Đình Hạc, Trưởng Đài Truyền thanh Việt Trì (Đài TTVT) khẳng định: “Từ năm 1988 đến nay, ông Hà Tuấn Ngọc liên tục là cán bộ công nhân viên thuộc biên chế của Đài TTVT”. Một đoạn trong bài mà Báo Thanh tra đã đăng ngày 22/5/2011 thể hiện: “Khi đến tìm hiểu thực tế, chúng tôi được một lãnh đạo có trách nhiệm của Đài PTTH Phú Thọ khẳng định: “Từ năm 2007 đến nay (2011), ông Ngọc không có tin bài gì cộng tác với đài”.

Ở đây chúng ta thấy, ông Ngọc công tác tại đài truyền thanh cấp huyện (ở đây là Đài TTVT) nhưng không có tác phẩm nên không thể coi là cộng tác viên thường xuyên của Đài PTTH tỉnh, TP trực thuộc T.Ư (ở đây là Đài PTTH Phú Thọ). Do vậy, theo tôi, ông Ngọc sẽ không được xét cấp thẻ nhà báo giai đoạn năm 2011 - 2015.

+ Việc ông Hà Tuấn Ngọc đánh gãy tay vợ và tự ý treo biển  "Văn phòng đại diện Báo Pháp luật Việt Nam" ở nhà riêng đã khiến dư luận nghĩ tới việc lợi dụng uy tín của nhà báo để tư lợi, nói đúng hơn nữa là cần xem xét lại tư cách đạo đức của một “nhà báo” là cán bộ, viên chức đối với ông Hà Tuấn Ngọc?

- Theo tôi được biết, dự án xây dựng và hoàn thiện bộ quy tắc đạo đức nghề báo sẽ được hoàn thành trong năm 2011, góp phần giúp các tòa soạn nâng cao tính chuyên nghiệp, đạo đức tác nghiệp. Dựa trên bộ quy tắc chung này các báo có thể soạn ra những bộ quy tắc phù hợp với cơ quan mình. Tuy nhiên, đạo đức nghề nghiệp của nhà báo (nếu có) chỉ điều chỉnh chủ yếu về đạo đức trong quá trình tác nghiệp như: Không nhân danh nhà báo để tư lợi, đe dọa người khác… chứ theo tôi, trong quan hệ gia đình không thuộc phạm trù điều chỉnh của quy tắc đạo đức nghề nghiệp của nhà báo. Mặc dù vậy, một nhà báo, một công chức hay viên chức Nhà nước cần là một tấm gương trong cộng đồng xã hội nơi mình sinh sống, như thế sẽ góp phần xây dựng hình ảnh nhà báo tốt hơn trong con mắt người dân. Trường hợp ông Ngọc đánh vợ gãy tay cần phải có kết luận của cơ quan công an, nhưng về mặt phạm trù đạo đức thì dư luận xã hội sẽ không đồng tình với ông Ngọc, thậm chí ông Ngọc sẽ gặp nhiều bất lợi trong tác nghiệp (nếu có) sau này.

Việc ông Ngọc tự ý dựng biển “Báo Pháp luật Việt Nam - Văn phòng thường trú khu vực Tây Bắc” thể hiện “ý đồ” sử dụng hình ảnh nhà báo để phục vụ công việc của mình (tôi chưa nói đó là việc tư của ông Ngọc hay việc do Báo Pháp luật Việt Nam giao). Đồng thời, ngay cả Tổng Biên tập một tờ báo nào đó cũng không có quyền treo biển ở nhà (nếu không làm thủ tục đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoạt động báo chí tại địa điểm đó).

Lục Khả Bình

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Không nên tin lời mời đầu tư lợi nhuận khủng, sau vụ TikToker lừa đảo hơn 5.200 tỷ đồng

Không nên tin lời mời đầu tư lợi nhuận khủng, sau vụ TikToker lừa đảo hơn 5.200 tỷ đồng

(Thanh tra) - Ngày 12/12, Công an quận Tân Phú (TP Hồ Chí Minh) vừa phát đi thông tin khuyến cáo người dân không nên tin lời mời đầu tư lợi nhuận khủng, sau vụ Phó Đức Nam (còn gọi TikToker Mr Pips, 30 tuổi, quê Bà Rịa - Vũng Tàu) lừa đảo hơn 5.200 tỷ đồng khiến hàng nghìn người dân bị mất trắng tài sản.

TK

13:56 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm