Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cần có hướng dẫn áp dụng pháp luật thống nhất

Thứ năm, 16/05/2013 - 14:00

(Thanh tra)- Báo Thanh tra ngày 4/1/2013 có bài phản ánh vụ việc liên quan đến 306 cựu TNXP tỉnh Ninh Bình kiến nghị đến các cơ quan chức năng của tỉnh cần quan tâm đến chế độ chính sách người được hưởng, như thương binh bị đình chỉ, tạm đình chỉ trong 5 năm qua mong muốn được khôi phục.

>>Vì sao các cựu TNXP khiếu nại?

Theo luật sư Trịnh Ngọc Ninh, Giám đốc Công ty Luật Hợp danh Hoàng Gia, trong trường hợp này nên áp dụng Thông tư liên tịch (TTLT) số 16/1999 ngày 6/7/1999 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) và T.Ư Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh để hướng dẫn 306 trường hợp cựu TNXP bổ sung, hoàn thiện hồ sơ để tiếp tục hưởng chế độ chính sách như thương binh mà không phải áp dụng TTLT số 17/2003 ngày 9/6/2003 của Bộ LĐ-TB&XH và T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong quá trình giải quyết. Bởi, Điều 79 Luật Ban hành văn bản pháp luật quy định: “Chỉ trong những trường hợp thật cần thiết thì văn bản mới quy định hiệu lực trở về trước. Không quy định hiệu lực trở về trước đối với các trường hợp sau đây: Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý”.

Như vậy, nếu văn bản có quy định hồi tố về hiệu lực thì áp dụng, còn nếu văn bản không quy định hiệu lực hồi tố thì không áp dụng hiệu lực hồi tố đối với các sự kiện pháp lý đã diễn ra trước khi văn bản này có hiệu lực.

Trong trường hợp này, TTLT số 17/2003 không quy định hiệu lực hồi tố đối với việc lập hồ sơ hưởng chế độ chính sách như thương binh của các đối tượng đã lập hồ sơ theo hướng dẫn của TTLT số 16/1999 nên không thể áp dụng văn bản này khi giải quyết tồn đọng của 306 hồ sơ. Mặt khác, Luật Ban hành văn bản pháp luật cũng quy định văn bản chỉ điều chỉnh tại thời điểm có hiệu lực. Khi 306 cựu TNXP này làm hồ sơ xin hưởng chế độ chính sách đã căn cứ theo TTLT số 16/1999 thì nay xem xét lại cũng cần áp dụng văn bản này.

Ngay trong TTLT số 17 cũng quy định: “Phát hiện hồ sơ sai sót thì có giải quyết theo hướng dẫn tại mục III Thông tư 11/LĐTBXH ngày 19/9/1990 của Bộ LĐ-TB&XH và quy định tại các Điều 72, 74 của Nghị định số 28/CP ngày 29/4/2005 của Chính phủ. Đối với những hồ sơ thương tật đã tiếp nhận trước ngày ký thông tư này và hồ sơ thương tật được hoàn chỉnh theo Thông tư 16/1999 mà chưa làm thủ tục giải quyết quyền lợi, Sở LĐ-TB&XH rà soát lại, nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì thực hiện theo quy định tại khoản b mục 5 phần II của Thông tư này”.

Khoản b, mục 5, phần II của TTLT số 17 quy định: “Lập danh sách chuyển về UBND xã, phường những hồ sơ đủ điều kiện, tiêu chuẩn để thông báo công khai cho nhân dân biết. Sau 15 ngày kể từ ngày thông báo, nếu không có thắc mắc gì thì Sở lập bản trích lục hồ sơ thương tật (mẫu số 06) và hoàn tất thủ tục giải quyết quyền lợi theo quy định tại điểm 3 và 4, mục IV, phần B Thông tư 16/1999. Đồng thời, thông báo cho cơ quan giới thiệu TNXP giám định thương tật biết”.

Như vậy, TTLT số 17/2003 quy định những trường hợp đã lập hồ sơ trước ngày ký TTLT này chỉ phải thực hiện thêm thủ tục duy nhất là thông báo công khai cho dân biết trong thời hạn 15 ngày theo khoản b, mục 5, phần II nêu trên.

Trong quá trình giải quyết đã có Văn bản số 92/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ truyền đạt kết luận của lãnh đạo Chính phủ chỉ đạo giải quyết triệt để các vấn đề tồn đọng về chính sách đối với TNXP. Đồng thời, Cục Thương binh liệt sỹ và Người có công, Bộ LĐ-TB&XH cũng đã có Văn bản số 1375/TBLSCC hướng dẫn áp dụng Thông tư 16/1999 để giải quyết vấn đề tồn đọng này. Chưa kể, Văn phòng Chính phủ cũng đã có Văn bản số 6696/VPCP-VX ngày 19/11/2007 gửi Bộ LĐ-TB&XH, Hội cựu TNXP Việt Nam yêu cầu “khẩn trương sửa đổi TTLT số 17/2003, đẩy nhanh tiến độ giải quyết các tồn đọng trong việc thực hiện chính sách đối với TNXP đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến”.
Như vậy, việc áp dụng TTLT số 17/2003 để tạm đình chỉ việc chi trả trợ cấp thương tật và các chế độ ưu đãi đối với người hưởng chính sách như thương binh đối với 306 trường hợp nêu trên liệu đã phù hợp?

Việc quyết định tạm đình chỉ hay tiếp tục chi trả chế độ chính sách đối với những đối tượng này là vấn đề lớn, không chỉ xét ở góc độ kinh tế mà cần được xem xét kỹ ở góc độ xã hội, làm sao vừa bảo vệ được lợi ích của Nhà nước, sự ổn định trật tự địa phương và bảo đảm được quyền lợi hợp pháp của các cựu TNXP.

Thiết nghĩ, cần có sự hướng dẫn thống nhất của Bộ LĐ-TB&XH, của T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các cơ quan liên quan.

Trần Lê

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Quảng Nam: Kiểm tra việc huy động vốn của chủ đầu tư Dự án Khu dân cư Cầu Hưng - Lai Nghi

Quảng Nam: Kiểm tra việc huy động vốn của chủ đầu tư Dự án Khu dân cư Cầu Hưng - Lai Nghi

(Thanh tra) - Ngày 13/12, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Nam Hưng đã ký văn bản về việc kiểm tra việc huy động vốn tại Dự án (DA) Khu dân cư và dịch vụ (KDC&DV) Cầu Hưng - Lai Nghi (giai đoạn 1), thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, do Công ty Cổ phần Đầu tư nông nghiệp Sài Gòn Thành Đạt (Cty Sài Gòn Thành Đạt) làm chủ đầu tư.

P. B

16:05 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm